Wiki

Công tác tham mưu là gì? (Cập nhật 2023) – Luật ACC

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Tham mưu là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Tham mưu là cụm từ chúng ta thường được nghe nhắc đến nhiều trong các cơ quan đơn vị với mục đích trình bày ý kiến, kiến nghị về một vấn đề mang tính chiến lược. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu công tác tham mưu là gì. Vì vậy, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Công Tác Tham Mưu Là Gì

Công tác tham mưu là gì?

1. Công tác tham mưu là gì?

Tham mưu là một loại nhiệm vụ, hoạt động mang tính chuyên nghiệp, chuyên trách của một cá nhân, một bộ phận trong các cơ quan, tổ chức, phục vụ cho lãnh đạo trong việc ban hành quyết định, tổ chức thực hiện quyết định. Đây là hoạt động mang tính kiến nghị, đề xuất, tư vấn hay đưa ra các ý tưởng độc đáo, sáng tạo có cơ sở khoa học, các sáng kiến, các phương án tối ưu, những chiến lược, sách lược và các giải pháp hữu hiệu cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc đặt ra và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn, hàng năm của cơ quan đơn vị đạt kết quả cao nhất.

Các cá nhân làm nhiệm vụ tham mưu ngày xưa gọi là các quân sư, các mưu sĩ, là những người hiến kế cho nhà vua, cho thủ lĩnh; trong trận mạc, đề ra các kế hoạch tấn công tác chiến.

Công tác tham mưu có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các đơn vị, cơ quan, tổ chức. Bộ phận tham mưu của các đơn vị được xây dựng đúng với chức năng giúp lãnh đạo ban hành các quyết định một cách chính xác, hợp lý, đạt hiệu quả cao cũng như tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện các quyết định.

> Xem thêm: Luân chuyển là gì?

Từ định nghĩa trên, trong việc thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức, có thể phân thành hai loại tham mưu:tham mưu sự vụ và tham mưu chiến lược.

  • Tham mưu sự vụ là tham mưu giải quyết các công việc hàng ngày, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khuôn khổ các chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước.
  • Tham mưu chiến lược là tham mưu phát triển tổ chức, tham mưu để đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của cơ quan, tổ chức ngày một chất lượng hơn, tham mưu để xây dựng chính sách và pháp luật ngày một tốt hơn, đáp ứng yêu cầu và mong muốn ngày càng tăng của người dân.
Đọc thêm:  Bạn Biết Đắk Lắk Có Bao Nhiêu Huyện, Xã, Thành Phố Không?

2. Các quy định của pháp luật về công tác tham mưu

Xét về quy mô, vị trí của chủ thể lãnh đạo quản lý, đối tượng phục vụ của tham mưu, chúng ta có thể thấy quy mô đội ngũ tham mưu không giống nhau. Có 3 cấp độ về quy mô từ nhỏ đến lớn của bộ máy tham mưu, đó là:

  • Cá nhân tham mưu: có một cán bộ ở vị trí trợ lý giúp việc cho thủ trưởng chuyên tổ chức xử lý thông tin và trình bày đề xuất với lãnh đạo về hoạt động trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó.

Hoạt động tham mưu cần tính sáng tạo, do vậy, luôn đòi hỏi dấu ấn cá nhân, không thể bỏ qua vai trò của cá nhân trong việc lựa chọn phương án, giải pháp cho vấn đề.

Một trong các khiếm khuyết của mô hình cá nhân tham mưu là, dấu ấn của cá nhân có thể ảnh hưởng rõ nét trong các quyết định hành chính, thậm chí có thể là cả một hệ thống các quyết định trong một giai đoạn cụ thể.

Hạn chế trong tính cách, trình độ của từng cá nhân tham mưu có thể làm giảm tính khách quan của phương án tham mưu. Nói chung, mô hình nhỏ (một cá nhân) chỉ áp dụng tuyệt đối với các vị trí lãnh đạo cấp thấp. Đối với lãnh đạo cấp trung gian và cấp cao, mô hình này có thể được áp dụng nhưng sẽ mang tính kết hợp với các mô hình khác, quy mô khác.

  • Bộ phận, đơn vị tham mưu: một bộ phận, đơn vị trong cơ cấu tổ chức của cơ quan, chuyên xử lý thông tin, đề xuất ý kiến với lãnh đạo về hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể.
Đọc thêm:  Khâm liệm là gì? Liệm người chết 2021 cần chuẩn bị những gì?

Bộ phận tham mưu, đơn vị tham mưu là quy mô khá phổ biến và phù hợp với nhiều cơ quan, đơn vị.

Tham mưu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các phương án tham mưu khi đã được thủ trưởng phê duyệt. Tất nhiên, các cá nhân khác nhau trong bộ máy tham mưu sẽ chịu trách nhiệm về các mặt khác nhau trong một quyết định hành chính, nhưng để tạo nên một quyết định hoàn chỉnh thì cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và ban hành quyết định giữa các cá nhân trong bộ máy tham mưu với vai trò của người chịu trách nhiệm chính.

Với tính trách nhiệm cao như vậy, đội ngũ tham mưu cần có sự phối hợp ăn ý và đồng bộ bên cạnh tính đề cao vai trò cá nhân. Với đặc điểm như trên, quy mô một bộ phận sẽ thích hợp với đa số các vị trí lãnh đạo cấp trung gian và một số vị trí cấp cao.

  • Cơ quan chuyên trách công tác tham mưu: một cơ quan chuyên trách chuyên nghiên cứu, đề xuất dự thảo quyết định cho lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

Trong bộ máy hành chính, quy mô này được biểu hiện ở bộ máy các phòng ban, các vụ… Quy mô này gồm có người đứng đầu phụ trách đơn vị, các cá nhân phụ trách mảng bên dưới. Tuy nhiên, quy trình hoạt động của bộ máy tham mưu này có thể linh hoạt.

Bên cạnh việc người đứng đầu chịu trách nhiệm tổng thể thì các cá nhân chuyên môn phụ trách mảng công việc cụ thể cũng có thể trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo trong những tình huống chuyên biệt cụ thể.

Quy mô của một cơ quan chuyên trách công tác tham mưu,chuyên trách xử lý thông tin và trình lãnh đạo phê duyệt các quyết định, chính sách lớn. Mô hình này chủ yếu áp dụng ở bộ máy tham mưu tổng hợp là văn phòng cấp trung ương và cấp tỉnh.

Theo Nghị định số 24/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc thuộc UBND cấp tỉnh, quy mô này trước đây được áp dụng với mô hình tham mưu Chính phủ và hiện nay đã áp dụng với hệ thống hành chính cấp tỉnh.

Đọc thêm:  Good Job là gì và cấu trúc cụm từ Good Job là gì trong câu Tiếng Anh

3. Một số câu hỏi thường gặp

  • Có mấy cấp độ tham mưu?

Có 3 cấp độ tham mưu, đó là: Cá nhân tham mưu, Bộ phận, đơn vị tham mưu và Cơ quan chuyên trách công tác tham mưu.

  • Tiêu chí xây dựng bộ phận tham mưu là gì?

Bộ phận tham mưu của các đơn vị được xây dựng đúng với chức năng giúp lãnh đạo ban hành các quyết định một cách chính xác, hợp lý, đạt hiệu quả cao cũng như tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện các quyết định.

  • Tham mưu được phân thành mấy loại?

Có thể phân thành hai loại tham mưu đó là: Tham mưu sự vụ và Tham mưu chiến lược. Mỗi loaiaj tham mưu sẽ có mục tiêu và cách thức thực hiện khác nhau.

> Xem thêm: Công tác tổ chức cán bộ là gì?

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề công tác tham mưu là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về công tác tham mưu là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button