Wiki

Thai 39 tuần nặng bao nhiêu, bé đủ ngày đủ tháng chưa? – MarryBaby

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Thai 39 tuần nặng bao nhiêu để chia sẻ cho bạn đọc

Các cơn co thắt Braxton Hicks

Các cơn co thắt Braxton Hicks. Khi mang thai được 39 tuần, tình trạng chuột rút hoặc co thắt tử cung diễn ra liên tục. Đây là những cơn chuyển dạ “luyện tập”, mẹ sẽ bớt đau khi đổi tư thế. Cơn chuyển dạ thực sẽ bắt đầu ở đáy tử cung, cơn đau diễn ra thường xuyên và đều đặn hơn. Song khi thai nhi 39 tuần gò nhiều, mẹ cần đi khám ngay.

Braxton Hicks, các cơn co chuyển dạ giả, có thể đến thường xuyên hơn; và ngày càng dữ dội. Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 39 tuần phát triển tốt

1. Chế độ dinh dưỡng: Mẹ mang thai 39 tuần nên ăn gì?

Trong tháng thứ 9 của thai kỳ, chất xơ là chất dinh dưỡng chính giúp ngăn tăng nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Nguyên nhân là trong quá trình phát triển kích thước của thai nhi tăng dần sẽ tạo gánh nặng lên người mẹ dễ phát sinh tình trạng táo bón, nguy hiểm hơn có thể có thể dẫn tới trĩ nội, trĩ ngoại trong tương lai.

Đọc thêm:  Bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền? Cách tính chi tiết nhất

Do đó, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày như bánh mì nguyên chất, cần tây, cà rốt, khoai lang, khoai tây, giá đỗ, súp lơ và các loại rau, trái cây tươi.

Một số nhóm thực phẩm phụ nữ mang thai trong giai đoạn này nên sử dụng gồm có:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Ngô, gạo lứt, trái cây, hoa atiso, đậu các loại, rau quả tươi, các loại hạt tốt, bánh mì nguyên cám,…
  • Thực phẩm giàu sắt: cá hồi, thịt gà, thịt đỏ, nho khô, hạt bí ngô, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, cải bó xôi,…
  • Thực phẩm giàu axit folic: là loại axit giúp chống dị tật bẩm sinh ở trẻ, hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu và cấu trúc DNA. Mẹ bầu tháng thứ 9 nên hấp thu khoảng 600-800 mg axit folic mỗi ngày đến từ các thực phẩm như rau có màu xanh đậm, trái cây họ cam chanh, hạt hướng dương, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, măng tây, dưa vàng, quả bơ,…
  • Thực phẩm giàu canxi: cá, trứng, thịt nạc, chuối, yến mạch, hạnh nhân, các loại hạt, rau lá xanh, sản phẩm từ sữa.

2. Vận động khi mang thai 39 tuần

Tư thế squat khi chuyển dạ hiệu quả có thể mở rộng vùng xương chậu của mẹ, cho phép em bé dễ ra ngoài hơn. Nhưng việc squat có thể đặc biệt gây mệt mỏi cho các cơ ở đùi. Dưới đây là cách tập đơn giản:

  • Đứng với hai bàn chân rộng bằng vai, từ từ hạ người xuống tư thế ngồi xổm; giữ lưng thẳng và gót chân đặt trên sàn.
  • Giữ từ 10 đến 30 giây với hai tay đặt trên đầu gối.
  • Tường và bàn chân cách nhau rộng bằng vai.
  • Cẩn thận với đầu gối cong cho đến khi mẹ ở tư thế ngồi (như thể có một chiếc ghế vô hình bên dưới mẹ).
  • Thử đặt tay lên đùi để giữ thăng bằng.
  • Đầu gối/ngón chân hướng về phía trước. Giữ trong vài giây và nâng người lên trở lại.
  • Thực hiện tối đa 10 lần lặp lại.
Đọc thêm:  Seller là gì – Nghề mới “nổi” đầy triển vọng

3. Mẹ đừng quá lo lắng khi chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ

Sau nhiều tháng trông đợi, ngày dự sinh đã cận kề. Thế nhưng mẹ vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào. Thật sốt ruột và lo lắng! Bình tĩnh mẹ nhé. Ngày dự sinh dựa vào kỳ kinh cuối chỉ mang tính tham khảo mà thôi. Nếu mẹ rụng trứng trễ hơn thời điểm dự kiến thì nhiều khả năng bé sẽ sinh ra trễ hơn ngày dự sinh. Kể cả với ngày dự sinh được tính toán chính xác, cũng có những phụ nữ mang thai kéo dài hơn mà không có lý do rõ ràng.

Mẹ vẫn còn vài tuần nữa trước khi được xem là “sinh muộn”. Để chắc chắn rằng bé vẫn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ siêu âm và làm các test đánh giá sức khỏe của thai và quyết định xem có nên chấm dứt thai kỳ không.

Mẹ sẽ được đo trắc đồ sinh vật lí (BPP), trong đó bao gồm khám siêu âm kiểm tra các cử động toàn thân của thai nhi, cử động hô hấp, trương lực cơ; cũng như lượng nước ối bao quanh bé, phản ánh nhau thai đang hỗ trợ bé tốt thế nào.

Việc theo dõi nhịp tim thai qua test không xâm lấm (non-stress test) sẽ được thực hiện riêng lẻ hoặc cùng với các xét nghiệm kể trên.

Nếu kết quả trắc đồ sinh vật lí (BPP) không chắc chắn chẳng hạn như mức nước ối quá thấp, mẹ sẽ được can thiệp để chuyển dạ. Nếu tình hình nghiêm trọng, mẹ có thể được mổ lấy thai ngay lập tức. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem cổ tử cung của mẹ đã sẵn sàng về vị trí, độ mềm, mỏng và giãn nở hay chưa. Kết quả này sẽ quyết định việc “kích thích chuyển dạ” sẽ được thực hiện như thế nào và vào lúc nào.

Đọc thêm:  Cơm cháy bao nhiêu calo? Ăn cơm cháy có giảm cân không?

>> Xem thêm: Chỉ số nước ối tuần 39 bao nhiêu thì phải mổ?

Nếu cơ thể không tự bắt đầu quá trình chuyển dạ, mẹ sẽ được can thiệp, thường là vào khoảng giữa tuần 40 và 41.

4. 9 dấu hiệu cảnh báo mẹ không nên bỏ qua

Một số người sẽ sinh con ở tuần 39. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy đến bệnh viện ngay lập tức nhé:

  • Tiết dịch màu nâu hoặc hồng.
  • Máu chảy ra từ âm đạo.
  • Ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Đau đầu khủng khiếp và dai dẳng.
  • Các vấn đề về thị lực (mờ, nhạy sáng, nhìn thấy các điểm hoặc đèn nhấp nháy).
  • Đau ngay dưới xương sườn.
  • Phù bàn chân, mắt cá chân, bàn tay và mặt.
  • Những cơn đau dạ dày dai dẳng.
  • Nhiệt độ cao (trên 37,5ºC) nhưng không có các triệu chứng cảm cúm hoặc cảm lạnh khác.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button