Wiki

Thai 37 tuần: Sự phát triển và những điều mẹ cần lưu ý – MarryBaby

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Thai 37 tuần nặng bao nhiêu để chia sẻ cho bạn đọc

9. Mang thai 37 tuần là mấy tháng?

Mẹ có đang băn khoăn liệu mang thai 37 tuần là mấy tháng không? Nếu mẹ mang thai 37 tuần, mẹ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Chỉ còn vài tuần nữa thôi là mẹ gặp bé rồi!

Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 37

1. Sưng ở một số vị trí trên cơ thể

Nhiều mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 37. Trong những tuần cuối của quá trình mang thai, vết sưng ở mắt cá chân là dấu hiệu bình thường. Tuy vậy, nếu mẹ bị sưng quá mức ở chân, lòng bàn tay, sưng mặt và mắt bị húp hay tăng cân đột ngột, hãy báo cho bác sĩ.

Bị phù chân khi mang thai tuần 37, khi nào mẹ cần báo cho bác sĩ? Mẹ cần báo cho bác sĩ biết ngay nếu có những dấu hiệu sau:

  • Bị đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục.
  • Thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn một thành hai hoặc bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hay mất thị lực tạm thời.
  • Đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa.
Đọc thêm:  Power BI là gì? Tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng

Đây là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật.

2. Kiểm tra độ giãn nở của tử cung

Để chuẩn bị cho việc đón bé chào đời, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung từ độ giãn, mở cho tới vị trí của chúng. Ngoài ra, khoảng cách của em bé với xương chậu cũng được xem xét.

3. Đốm máu

Khi thai nhi 37 tuần tuổi, cổ tử cung của bạn dễ bị kích thích. Do đó, một vài đốm máu trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai là bình thường, đặc biệt là sau khi quan hệ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy nhiều máu, hãy đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu cho thấy có vấn đề ở nhau thai.

4. Đầy hơi

Do lượng hormone progesterone trong cơ thể gia tăng, bạn sẽ cảm thấy đầy hơi. Hãy thử giảm tình trạng khó chịu này bằng cách chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và uống nhiều nước.

5. Vết rạn da

Sự thay đổi của bà bầu ở thai 37 tuần tuổi có thể dễ dàng nhận thấy với một số vết sọc (rạn) mới trên bụng, hông, đùi, cánh tay. Nguyên nhân do làn da bị căng quá mức khi bạn đang tăng cân nhanh.

Ngoài ra, di truyền cũng là 1 trong những yếu tố được kể đến. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước và thoa dầu hoặc kem chống rạn da.

Đọc thêm:  Vũ trụ là gì? Hệ mặt trời là gì? Những hiểu biết về Trái đất - CSIA

6. Khó ngủ

Rất nhiều phụ nữ mang thai khó ngủ trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Các hoạt động như yoga và thiền hoặc tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp ích cho bạn trong giai đoạn này.

7. Buồn nôn hoặc tiêu chảy

Sự phát triển của thai 37 tuần tuổi có thể chèn đường tiêu hóa của bạn. Từ đó, bạn dễ mệt mỏi, đồng thời cũng dễ cảm thấy buồn nôn hoặc tiêu chảy. Đây còn có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

8. Các cơn co thắt Braxton Hicks

Các cơn co thắt cổ tử cung diễn ra thường xuyên hơn khi quá trình mang thai bước vào tuần thứ 37. Một số bác sĩ tin rằng những cơn co thắt lẻ tẻ này đang làm săn chắc cơ, hỗ trợ cho quá trình trẻ thoát khỏi cổ tử cung của bạn.

Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button