Wiki

Thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân, Tác hại, biện pháp khắc phục

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Tác hại của hiện tượng thủy triều đỏ là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Thủy triều được coi như hiện tượng tự nhiên vô cùng quen thuộc đối với ngư dân nói riêng và những du khách tới thăm quan miền biển nói chung. Thủy có nghĩa là nước, triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống có chu kì của nước biển. Tuy vậy nhưng có lẽ trong số chúng ta ít ai biết về hiện tượng thủy triều đỏ – được coi như một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú hiếm gặp nhưng cũng rất vô cùng nguy hiểm. Để giúp bạn hiểu rõ về hiện tượng này, dubaothoitiet.info sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức thú vị về định nghĩa, nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục của nó nhé!

Thủy triều đỏ là gì ?

Thủy triều đỏ là một hiện tượng gây ra bởi sự nở hoa của tảo cực nhỏ, trong đó tảo trở nên nhiều đến mức làm mất màu nước ven biển (do đó có tên là “thủy triều đỏ”). Thủy triều đỏ không nhất thiết phải là màu đỏ và nhiều thủy triều không hề bị đổi màu. Sự “nở hoa” của tảo có khi làm nước biển màu đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc như màu cám gạo. Nhưng nhìn chung, nó không hề liên quan đến hoạt động của thủy triều.

Có thê bạn quan tâm: Thủy triều là gì?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ

Tháng 6/1957 trên biển Ả rập, một tàu chở hàng của Liên Xô đang trên đường hành trình đột nhiên phía trước của mũi tàu như đụng phải vật gì đó. Thuyền trưởng lập tức dừng máy và kiểm tra, điều làm cho mọi người sợ hãi là một vùng nước biển xanh biếc đã biến thành màu nâu, giữa màu nâu đó lại lấp loáng ánh bạc. Đây là cái gì vậy? Đó là vì nước biển của vùng này đã biến chất đáng sợ thành thuỷ triều đỏ.

Đọc thêm:  Bắn mắt cận bao nhiêu tiền? Lưu ý điều gì khi chọn mổ cận?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ, nhìn chung về cơ bản có các lý do sau:

  • Hàm lượng oxy trong nước bị giảm nhanh chóng, nếu như xảy ra tình trạng nhiệt độ tăng cao đột ngột, sự trao đổi nước kém cũng như điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng đột biến.
  • Lượng bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn (sa mạc Sahara) cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra nhiều.
  • Do các loài tảo có độc tố và cả những loài không có độc tố khi chúng nở hoa.

Theo một cuốn sách của ông Kin-Chung Ho, Đại học Mở Hong Kong, sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm dường như là hoàn toàn tự nhiên, do sự chuyển động của các dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú dưỡng hóa nguồn nước – thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay phốt phát từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi – dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn.

Thời gian diễn ra thủy triều đỏ là bao lâu?

  • Thuỷ triều đỏ là hiện tượng có thể kéo dài từ vài tuần hoặc thậm chí lâu hơn một năm. Đây là hiện tượng có thể giảm dần sau đó tái xuất hiện lại.
  • Xảy ra do quá trình tảo nở hoa, hiện tượng này phụ thuộc nhiều vào những điều kiện vật chất và sinh học như: ánh sáng mặt trời, các chất dinh dưỡng và độ mặn, cũng như tốc độ và hướng của gió và dòng chảy mà sẽ có chu kỳ khác nhau.
  • Thuỷ triều đỏ thường xuất hiện gần bờ, tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra cách bờ từ 10-40 dặm (tương đương 16-64km).

Tác hại của thủy triều đỏ tới sinh vật và con người.

Đối với con người

Nếu ăn sinh vật bị nhiễm độc tố như Karenia brevis- một loại tảo thường gặp ở bờ biển vịnh Mexico, khi nở hoa có thể gây dị ứng mắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp của con người ( như ho, hắt hơi, chảy nước mắt). Nó cũng có thể ảnh hưởng nặng đến những người bị bệnh hô hấp nặng, kéo dài như bệnh phổi mãn tính hoặc hen xuyễn… Nguy hiểm hơn cả, những thành phần độc tố có trong thủy triều đỏ nếu kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp chất cao phân tử. Nếu vào trong cơ thể con người sẽ gây tê liệt thần kinh rất mạnh. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể cho các cộng đồng ven biển thông qua việc mất hoạt động du lịch và tác động đến đánh bắt thương mại.

Đọc thêm:  Đổi 1 tệ Trung Quốc bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? - Báo Đen

Đối với sinh vật

Tác hại của Thủy Triều đỏ với sinh vật

  • Tác hại của thủy triều đỏ tới sinh vật biển vô cùng nghiêm trọng. Tại các khu vực nuôi trồng thủy hải sản sẽ khiến cho tôm cá chết hàng loạt, phá vỡ hệ sinh thái. Bầu không khí xung quanh cũng khó thở hơn.
  • Trường hợp tảo không độc nở hoa và chết đi, quá trình phân hủy của chúng sẽ hút cạn khí oxy trong nước biển. Khiến cho các động vật sống ở biển sẽ chết hàng loạt.
  • Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học đã phát hiện ra trên mang của những con cá chết do hiện tượng xuất hiện lớp màng nhầy trên mang cá do sự tích tụ lượng tảo biển quá lớn gây ra. Có xuất hiện những dấu hiệu bị tổn thương.
  • Thủy triều đỏ khiến cá chết hàng loạt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điển hình như Mỹ, Mexico, Canada và Trung Quốc. Khoảng 36 tấn cá chết ở Hong Kong vào cuối năm ngoái được cho là do hiện tượng này. Năm 2013, hiện tường này tại bờ biển đảo Borneo đã làm hai người thiệt mạng sau khi họ ăn sinh vật biển bị nhiễm độc.
  • Trên thực tế, tảo biển là mắt xích rất quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới đại dương hầu hết các đợt tảo biển nở hoa là có lợi. Bởi vì chúng sẽ cung cấp số lượng lớn thức ăn cho các loài động vật. Nhưng mặt khác, khi sự cân bằng của tự nhiên bị phá vỡ. Lượng tảo biển sinh sôi quá mạnh mẽ, sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái.

Thực trạng thủy triều đỏ tại Việt Nam

Thủy triều đỏ ở Bình Thuận

Đọc thêm:  Pisces là cung gì? Tính cách của cung hoàng đạo cuối cùng

Tại Việt Nam, hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xảy ra ở nhiều nơi. Thế nhưng, ở khu vực biển Bình Thuận là nơi có tần suất tảo nở hoa nhiều nhất (diễn ra vào tháng 6-7/2014), chính hiện tượng này đã tạo nên những trận bọt biển có màu đỏ vàng ở bãi biển Mũi Né – Hòn Rơm. Hậu quả của hiện tượng này khiến các loại xác cá và nhiều loại động vật khác, cả rong biển dạt vào rồi sau đó phân hủy, bốc mùi hôi thối gây đến ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đồng thời, nghề sản xuất giống thủy sản và nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú cũng thải ra môi trường một lượng dinh dưỡng đáng kể cũng là một điều kiện kích thích sự nở hoa. Hiện tượng nở hoa nước thường xảy ra trong các hồ nước ngọt và các ao nuôi thủy sản. Hiện tượng tảo nước ngọt nở hoa cũng đã gặp ở Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), hồ Xuân Hương (thành phố Đà Lạt) và gần đây, trong tháng 4/2016 tại sông Ba, đoạn chảy qua xã Chư Ngọc huyện Krông Pa, Gia Lai.

Các biện pháp phòng tránh hiện tượng thủy triều đỏ

Vì tác hại của thủy triều đỏ là rất lớn,nên chúng ta cần có những biện pháp khắc phục thuỷ triều đỏ cũng như để tránh những tác hại của hiện tượng này gây ra như sau: • Nên lập ra bản đồ để liệt kê các chi tiết có khả năng xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ nhiều nhất. • Thắt chặt nghiêm ngặt và kiểm soát những nguồn chất thải, nhất là những vùng có nuôi trồng thủy hải sản. • Bạn cũng có thể lắng tảo hay dùng các hóa chất sinh học để hạn chế việc tảo nở hoa hiệu quả nhất. • Triển khai thường xuyên công việc quản lý môi trường ở ven biển. Cuối cùng, Thủy triều đỏ ở Việt Nam nói riêng, cũng như trên toàn cầu nói chung là hiện tượng môi trường vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của con người cũng như loài sinh vật, môi trường sống xung quanh. Vì thế, mỗi chúng ta hãy chủ động để nâng cao ý thức từ những việc nhỏ nhất để chung tay ngăn chặn hiện tượng này xảy ra.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button