Wiki

Nhân văn là gì? – Luật Hoàng Phi

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Nhân văn là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Con đường mà loài người đã đang và sẽ đi chính là hành trình hướng tới các giá trị nhân văn và hiện thực hoá nó trong thực tiễn. Giá trị nhân văn luôn có ý nghĩa vĩnh cửu và phổ quát đối với mọi nền văn hoá. Vậy Nhân văn là gì? Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề qua nội dung bài viết sau để có câu trả lời.

Nhân văn là gì?

Nhân văn là gì theo cách giải thích của từ điển hán nôm thì đây là từ nhằm để chỉ lễ nhạc giáo hóa (Dịch Kinh 易經: “Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” 觀乎人文以化成天下 (Bí quái 賁卦) (Thánh nhân) quan sát thi thư lễ nhạc mà giáo hóa thành thiên hạ). Nhân văn cũng nhằm phiếm chỉ các hiện tượng văn hóa trong xã hội loài người và việc đời, nhân sự.

Theo cách chiết tự nghĩa có thể hiểu nhân văn theo cách giải đáp “Nhân” là người, hiểu rộng ra thì đó là đặc trưng con người, bản chất con người. “Văn” có thể là văn hóa, văn minh lẫn văn học. Nhân văn là những nét đặc trưng thuộc bản chất của con người kết hợp với tri thức văn hóa, văn minh, thể hiện qua cách suy nghĩ, giao tiếp, lịch sử, truyền thống, tôn giáo, tâm linh.

Đọc thêm:  Giá triệt sản Mèo Cái là bao nhiêu? 5 địa chỉ Uy Tín - My-pet.vn

Các giá trị nhân văn, hay cao hơn là chủ nghĩa nhân văn (được hiểu như là một hệ thống các giá trị nhân văn) đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của con người. Nó là hệ thống quan điểm thể hiện tình thương yêu con người, coi trọng nhân phẩm, coi trọng quyền được phát triển của con người, coi lợi ích con người là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã hội. Nói tóm lại, đó là ca ngợi và tôn vinh các giá trị “Người” của con người.

Ý nghĩa của nhân văn

Trong cuộc sống con người tồn tại không riêng lẻ độc lập mà có mối quan hệ với xã hội, cộng đồng. Có thể thấy nhân văn là giá trị hết sức quan trọng và ý nghĩa với con người nói riêng và toàn xã hội nói chung. Nhân văn thể hiện qua mọi mặt đời sống, là giá trị đạo đức tốt đẹp của con người muôn đời hướng tới. Nhân văn giúp con người hoàn thiện nhân cách bản thân và giúp phần người của con người hoàn thiện, luôn “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nhân văn làm cho cuộc sống có ý nghĩa, tốt đẹp và tử tế hơn. Những giá trị nhân văn luôn được xã hội đề cao và mong muốn được nhân lên, mở rộng và phát huy hơn nữa. Từ xưa đến nay chủ nghĩa nhân văn là một bản sắc chủ đạo của truyền thống văn hoá Việc Nam. Chủ nghĩa nhân văn truyền thống của Việt Nam được sản sinh và nuôi dưỡng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm

Đọc thêm:  Tri giác là gì? - Luật Hoàng Phi

Giá trị nhân văn trong văn học

Giá trị nhân văn là một trong những giá trị quan trọng của một tác phẩm văn học. Giá trị nhân văn được hiểu là những giá trị đẹp đẽ của con người. Một tác phẩm có giá trị nhân văn là tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của con người thể hiện qua những giá trị tinh thần như: vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ, tình cảm,…

Tác phẩm có tính nhân văn luôn hướng đến khẳng định và đề cao giá trị con người. Nhân văn là thước đo giá trị văn học, khẳng định tấm lòng, sự trăn trở của tác giả đối với cuộc sống con người. Đồng thời, kết nối những giá trị, những con người ở từng thời kỳ khác nhau. Giá trị nhân văn là gì đã được thể hiện đậm nét qua nhiều tác phẩm văn học.

Giá trị nhân văn là một giá trị đặc sắc, thể hiện vẻ đẹp của con người là tư tưởng xuyên suốt các câu chuyện. Giá trị nhân văn đem đến cảm xúc dạt dào cho tác giả và đem đến sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề nhân văn là gì? đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Đọc thêm:  Turn Down Là Gì? Cấu Trúc & Cách Sử Dụng Turn Down Đúng Nhất

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button