Wiki

Thế nào là nhà nước pháp quyền? Đặc điểm [Chi tiết 2023]

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Nhà nước pháp quyền là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Nhà nước pháp quyền là hình mẫu nhà nước lý tưởng được hình thành và phát triển từ thời cổ đại. Cho đến ngày nay, nhà nước pháp quyền đã ngày một hoàn thiện và đem lại giá trị to lớn cho nhân loại. Vậy nhà nước pháp quyền là gì? Bài viết sau đây của công ty luật ACC sẽ làm rõ những thắc mắc trên

Nhà nước pháp quyền là gì? (Cập nhật 2022)
Nhà nước pháp quyền là gì? (Cập nhật 2023)

1. Nhà nước pháp quyền là gì?

Nhà nước pháp quyền là khái niệm được hình thành từ thời cổ đại và dần được hoàn thiện theo thời gian. Nhà nước pháp quyền là hình mẫu nhà nước lý tưởng, một xu thế tất yếu cần hướng tới của tất cả nhà nước dân chủ trên thế giới. Về quan niệm nhà nước pháp quyền là gì hiện có nhiều quan điểm. Chẳng hạn:

Trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở các nước trên thế giới, có thể thấy khá nhiều quan niệm về nhà nước pháp quyền “Nhà nước pháp quyền là một nhà nước gắn chặt với pháp luật và được hợp pháp hóa bởi pháp luật”, “Nhà nước pháp quyền là toàn thể một quốc gia có trách nhiệm thực hiện công lý, phục tùng pháp luật và quan tâm đặc biệt đến việc tôn trọng các quyền của con người và nguyên tắc tương ứng”?

Ở Việt Nam, quan niệm về nhà nước pháp quyền được thể hiện “là Nhà nước thừa nhận tất cả các đạo luật và văn bản dưới luật do cơ quan lập pháp và Chính phủ (trong khuôn khổ thẩm quyền của nó) đặt ra, đỏ là Nhà nước bị hạn chế bằng pháp luật, Nhà nước đứng trong pháp luật, chứ không phải Nhà nước đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật”

Đọc thêm:  Sau nhiễm Covid, mất khứu giác có hồi phục được không?

Tự chung lại, có thể hiểu nhà nước pháp quyền là gì như sau:

“Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo quyền con người, quyền tự do cá nhân, công bằng, bình đẳng trong xã hội”

2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền

Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, phù hợp và khả thi

Thứ hai, nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội

Thứ ba, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền của nhân dân

Thứ tư, nhà nước pháp quyền là nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Thứ năm, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động theo cơ chế bảo đảm sự phân công và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước

Thứ sáu, nhà nước pháp quyền là nhà nước gắn bó mật thiết với xã hội dân sự

Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền đã thể hiện những giá trị to lớn của nhà nước pháp quyền nói chung. Bên cạnh những đặc điểm nêu trên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội riêng mà mỗi nhà nước pháp quyền cụ thể sẽ có những nét đặc thù. Trên thực tế đã tồn tại quan điểm nhà nước pháp quyền tư sản và pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiện nay nhà nước pháp quyền đang được tuyên bố xây dựng ở hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển.

3. Nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp;

Đọc thêm:  Vốn điều lệ là gì? Cần lưu ý gì khi đăng ký vốn điều lệ? - LuatVietnam

(2) Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, mọi chủ thể trong xã hội đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật mà Hiến pháp là đạo luật tối cao, bộ luật gốc mang tính nền tảng;

(3) Khẳng định và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tôn trọng sự bình đẳng của mọi cá nhân trong thụ hưởng và phát triển quyền, không có sự phân biệt đối xử, trước tiên và chủ yếu trong việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước và xã hội;

(4) Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật;

(5) Bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp luật thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện, thúc đẩy trong khuôn khổ luật pháp.

4. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến nhà nước pháp quyền

4.1 Phương hướng xâu dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

  • Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
  • Đổi mới tổ chức, hoạt đông của cơ quan nhà nước
  • Kết hợp chặt chẽ giữa “đức trị” và “pháp trị”, kết hợp giữa “xây” và “chống”. Đi đôi với giáo dục đạo đức, phải kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật, trừng trị nghiêm khắc những người phạm tội, dù người đó ở cương vị nào.
  • Mở rộng dân chủ đi đôi tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
  • Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân

4.2 Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

  • Là nhà nước của dân, do dân, vì dân
  • Được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp.
  • Quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội
  • Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội.
  • Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.
  • Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Đọc thêm:  Trader là gì? Cần những kỹ năng gì để trở thành Trader chuyên

4.3 Ở Việt Nam, nhà nước pháp quyền ra đời khi nào?

Tại Việt Nam, nhà nước pháp quyền đã được chính thức du nhập vào Việt Nam từ cuối năm 1991. Chính Tổng bí thư Đỗ Mười đã nêu lên khái niệm này trước tiên trong một bài nói tại hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa 07 ngày 29/11/1991.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật ACC về vấn đề nhà nước pháp quyền là gì. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề gì vướng mắc, chưa rõ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo cách thức:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: [email protected]

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button