Wiki

Giải đáp: Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì? – Hieuluat

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Năm 1054 nhà lý đổi tên nước là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc danh chính thức của nước ta từ năm 1976. Trước đó, đất nước đã có nhiều tên gọi khác nhau. Đặc biệt trong thời kỳ phong kiến, đất nước đã nhiều lần thay đổi tên gọi. Vậy năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì? Mời bạn đọc đi tìm câu trả lời đó trong phần chia sẻ bên dưới nhé!

Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì?

Với câu hỏi “Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì”, bạn có thể tìm kiếm lời giải khi tìm hiểu về lịch sử thời nhà Lý. Theo cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư”, nhà Lý đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt vào năm 1054.

Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt

Như vậy, Đại Việt đã trở thành quốc hiệu chính thức của nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời nhà Lý, cụ thể là từ năm 1054 trở đi.

Ai là người đổi tên nước vào năm 1054?

Ngoài câu hỏi “Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì”, ai là người đã đổi tên nước thành Đại Việt cũng là câu hỏi lịch sử thường được quan tâm. Người đã đổi tên nước thành Đại Việt vào năm 1054 chính là vua Lý Thánh Tông. Ông là vị vua thứ 3 trong 8 đời vua của nhà Lý.

Ông vua Lý Thánh Tông có tên thật là Lý Nhật Tôn sinh năm Quý Hợi (1023). Ông chính là đích tử của vua Lý Thái Tông và Linh Cảm Hoàng Hậu họ Mai. Khi mới tuổi, Lý Nhật Tôn đã được sắc phong lên ngôi thái tử.

Theo cuốn Giản yếu sử Việt Nam, thái tử Lý Nhật Tôn thông minh, giàu ý chí tự cường. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã nổi tiếng là người văn hay võ đều giỏi. Vào năm 1054, vua Lý Thái Tông mất. Thái tử Lý Nhật Tôn đã lên ngôi kế vị và lấy hiệu là Lý Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, ông cũng đã đổi tên quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt.

Đọc thêm:  1 hộp sữa không đường bao nhiêu calo? Sữa không đường có béo

Vua Lý Thánh Tông là người đổi tên nước thành Đại Việt

Lý Thánh Tông ở ngôi đến khi mất vào năm 1072. Trong suốt 18 năm trị vị, ông được xem là vị vua thương dân, gắn bó với nông dân. Đặc biệt, ông chú trọng vào đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và khoan giảm hình phạt. Ông cũng là một vị vua có nhiều đường lối đối ngoại xuất sắc. Với việc xây dựng quân đội Đại Việt hùng mạnh, ông vừa giữ chính sách cứng rắn với Đại Tông vừa thực hiện thành công chiến tranh Việt – Chiêm (1069) để mở rộng đất ở a châu Địa Lý, Mã Linh, Bố Chính.

Ông là một vị vua có công lớn xây dựng nên thời kỳ thịnh vượng nhất của thời Lý là Bách niên Thịnh thế. Ngoài ông, hai vị vua nhà Lý cũng góp công lao to lớn này là cha ông vua Lý Thái Tổ và con ông vua Lý Nhân Tông.

Ý nghĩa của tên nước mới Đại Việt

Đại Việt gồm hai từ, trong đó Đại là từ Hán có nghĩa là lớn, Việt là đất Việt. Ý nghĩa của từ Đại Việt là nước Việt lớn. Tuy đơn giản nhưng hàm nghĩa rộng lớn là sự khẳng định nước Việt là một nước độc lập, là một đất nước lớn mạnh. Việc đổi tên nước thành Đại Việt cũng thể hiện hoài bão vĩ đại của vua Lý Thánh Tông. Hoài bão của ông là mong muốn xây dựng một quốc gia phồn thịnh, văn minh và hùng mạnh.

Đại Việt có nghĩa là nước Việt lớn

Sự thịnh vượng của đất nước Đại Việt

Đại Việt là tên nước tồn tại lâu nhất và gần như xuyên suốt trong thời đại phong kiến của đất Việt. Quốc hiệu này được sử dụng trong thời đại bao gồm: thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Mạc, thời Tây Sơn, đầu thời nhà Nguyễn.

Trong thời kỳ Đại Việt, các vương triều đều thực hiện hoạt động bộ máy chính quyền theo xu hướng trung ương tập quyền. Mô hình bộ máy nhà nước này được xây dựng theo hệ tư tưởng Nho giáo và mô hình của thời Đường, Tống, Minh của Trung Quốc. Chính nhờ mô hình từ từ trung ương đến cơ sở, nhà nước phong kiến Việt Nam đã đạt đến mức thịnh đạt nhất.

Đọc thêm:  Chất dẫn điện, chất cách điện là gì? Phân loại và ứng dụng thực tế

Đại Việt là một quốc gia có nền nông nghiệp trồng lúa nước cực kỳ phát triển. Là nghề truyền thống nhưng các triều đại của nước Đại Việt luôn hết sức chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. Việc đắp đê, làm thủy lợi được quan tâm, cụ thể như:

  • Nhà Lý cho đắp đê quai vạc, đê Cơ Xá.

  • Nhà Hậu Lê cho đắp đê biển Hồng Đức, đào kênh.

Đặc biệt, nhà Hậu Lê sơ còn ban hành chính sách “quân điền” nhằm tạo điều kiện cho nhà nước huy động nhân lực, vật lực. Điều này vừa giúp khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp, vừa hỗ trợ cho quốc phòng và chiến tranh.

Giáo dục ở thời kỳ Đại Việt cũng rất phát triển. Tiền đề của điều này chính là việc nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu vào năm 1070. Sau đó đến năm 1075, khoa thi đầu tiên đã được tổ chức. Ngay sau đó vào năm 1076, nhà Lý cũng đã cho thành lập trường đại học đầu tiên của Đại Việt – Quốc Tử Giám. Đây chính là cơ sở tạo ra nền nóng cơ bản của Đại Việt, là nói sản sinh ra tầng lớp trí thức Nho học.

Trong thời kỳ Đại Việt, đời sống tôn giáo và tín ngưỡng là sự dung hòa của các tư tưởng lớn: Phật – Đạo – Nho.

Các triều đại của Đại Việt đều lựa chọn t những chính sách hòa hiếu mềm dẻo trong ngoại giao. Tuy nhiên, sự kiên quyết trong nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ cùng là điều được đề cao. Đấu đấu tranh ngoại giao kết hợp cùng hoạt động quân sự là chính sách vào thời kỳ chiến tranh của các triều đại phong kiến của Đại Việt. Trong hơn 700 của nước Đại Việt, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại:

  • Chống nhà Tống năm 1076.

  • 3 lần chống giặc Nguyên Mông các năm 1258; 1285; 1288.

  • Chống nhà Minh 1418 – 1428.

  • Chống nhà Thanh 1789.

Đọc thêm:  Ngày Quốc khánh 2/9: Giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại của bản Tuyên

Tên nước Đại Việt được dùng đến khi nào?

Đại Việt là quốc hiệu chính thức của đất nước vào thời của vua Lý Thánh Tông. Ông đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt khi vừa mới lên ngôi vào năm 1054. Quốc hiệu Đại Việt được sử dụng hết thời nhà Lý và thời nhà Trần.

Đến năm 1400 khi nhà Hồ thay thế nhà Trần, vua Hồ Quý Ly mới đổi tên đất nước từ Đại Việt sang Đại. Tuy nhiên, nhà Hồ không tồn tại được lâu trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Chỉ 7 năm sau vào năm 1407, nhà Minh xâm lược và cai trị Đại Ngu đến năm 1027. Sau đó vào năm 1428, Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa giành lại độc lập và thành lập vương triều Hậu Lê trong lịch sử phong kiến của Việt Nam. Ngay khi vừa giành lại đất nước từ nhà Minh, vua Lê Lợi đã đặt lại quốc hiệu về cái tên Đại Việt.

Quốc hiệu Đại Việt được sử dụng trong 723 năm thời kỳ phong kiến

Quốc hiệu Đại Việt được sử dụng trong 723 năm thời kỳ phong kiến

Quốc hiệu Đại Việt tiếp tục tồn tại đến năm 1804 vào thời nhà Nguyễn, vua Gia Long đã thay thế tên nước thành Việt Nam và sau đó là Đại Nam. Từ đó, quốc hiệu Đại Việt đã không còn được sử dụng. Như vậy, tên nước Đại Việt đã tồn tại tổng cộng 723 năm trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến của Việt Nam. Tên gọi Đại Việt bắt đầu từ năm 1054 dưới thời vua vua Lý Thánh Tông đến năm 1084 dưới thời vua Gia Long. Trong suốt quá trình này, quốc hiệu Đại Việt không được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn 1400 – 1427 dưới thời nhà Hồ và thời nhà Minh xâm lược cai trị.

Trên đây, chúng tôi đã trả lời câu hỏi “Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì” được nhiều bạn đọc quan tâm. Nếu có bất kỳ thắc mắc về câu hỏi liên quan đến quốc hiệu Đại Việt, bạn có thể để lại comment dưới bài viết này nhé!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button