Giáo dục

Ngành Truyền thông quốc tế là gì? Học ngành … – Hướng nghiệp GPO

Rate this post

Truyền thông quốc tế đang là ngành tương đối mới nhưng thu hút đông đảo sinh viên theo học tại các trường đại học trên cả nước. Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Truyền thông quốc tế

Ngành Truyền thông quốc tế (Mã ngành: 7320107) – International Communication: còn được gọi là Truyền thông toàn cầu hay Truyền thông xuyên quốc gia. Truyền thông quốc tế là hoạt động truyền thông quảng bá giữa các quốc gia bằng phương tiện thông tin đại chúng, bằng sự tác nghiệp của các nhà báo, phóng viên quốc tế chuyên nghiệp hay nhà truyền thông.

2. Các trường đào tạo ngành Truyền thông quốc tế

Ngành Truyền thông quốc tế tại nước ta hiện nay chỉ có 2 trường đại học đào tạo đó là:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền

  • Học viện Ngoại giao

3. Các khối xét tuyển ngành Truyền thông quốc tế

Ngành Truyền thông quốc tế có mã ngành 7320107, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)

  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)

  • D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)

  • D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

4. Chương trình đào tạo ngành Truyền thông quốc tế

Khối kiến thức giáo dục đại cương

Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

1

Triết học Mác- Lênin

4

Lịch sử ĐCS Việt Nam

2

Kinh tế chính trị Mác- Lênin

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đọc thêm:  Top 4 kem dưỡng da ban đêm cho da dầu mụn tốt nhất nên chọn

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Khoa học xã hội và nhân văn

1

Bắt buộc

1

Tự chọn

2

Pháp luật đại cương

2

Quan hệ quốc tế đại cương

3

Chính trị học

3

Địa chính trị thế giới đại cương

4

Xây dựng Đảng

4

Xã hội học đại cương

5

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

5

Tiếng Việt thực hành

6

Kinh tế học đại cương

7

Cơ sở văn hóa Việt Nam

8

Ngôn ngữ học đại cương

9

Tâm lý học xã hội

10

Lý luận văn học

11

Lịch sử văn minh thế giới

Tin học

1

Tin học ứng dụng

Ngoại ngữ (Chọn học Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung)

1

Tiếng Anh học phần 1

1

Tiếng Trung học phần 1

2

Tiếng Anh học phần 2

2

Tiếng Trung học phần 2

3

Tiếng Anh học phần 3

3

Tiếng Trung học phần 3

4

Tiếng Anh học phần 4

4

Tiếng Trung học phần 4

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

Bắt buộc

Tự chọn

1

Lý thuyết truyền thông

1

Đối ngoại công chúng

2

Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông

2

Ngoại giao kinh tế và văn hóa

3

Công chúng báo chí – truyền thông

3

Khu vực học

4

Quan hệ công chúng và quảng cáo

4

Truyền thông trong lãnh đạo, quản lý

5

Truyền thông xã hội và giao thoa văn hóa

6

Bản quyền truyền thông quốc tế

Kiến thức ngành

Bắt buộc

Tự chọn

1

Cơ sở truyền thông quốc tế

1

Giao tiếp và đàm phán quốc tế

2

Thông tin đối ngoại Việt Nam

2

Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam

3

Lý luận báo chí quốc tế

3

Lịch sử quan hệ quốc tế

Đọc thêm:  Công thức, cách tính độ dài đường trung tuyến cực hay, chi tiết

4

Thông tấn báo chí đối ngoại

4

Luật pháp quốc tế

5

Chính luận báo chí đối ngoại

5

Chính sách đối ngoại một số nước trên thế giới

6

Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại

6

Những vấn đề toàn cầu

7

Thực tế chính trị – xã hội

8

Kiến tập nghề nghiệp

Kiến thức bổ trợ

Bắt buộc

Tự chọn

1

Tiếng Anh chuyên ngành (1)

1

Tiếng Anh chuyên ngành (3)

2

Tiếng Anh chuyên ngành (2)

2

Tiếng Anh giao tiếp đối ngoại

3

Biên phiên dịch tiếng Anh chuyên ngành

Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

Tự chọn

1

Các loại hình truyền thông quốc tế

1

Tổ chức hoạt động đối ngoại

2

Quản trị truyền thông quốc tế

2

Nghiệp vụ ngoại giao và văn phòng đối ngoại

3

Lao động nhà báo quốc tế

3

Kỹ thuật nghiệp vụ báo chí đối ngoại

4

Quản lý báo chí đối ngoại Việt Nam

4

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông

5

Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông quốc tế

5

Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin quốc tế

6

Thực tập tốt nghiệp

6

Kỹ năng giao tiếp liên văn hoá

7

Khóa luận

Học phần thay thế khóa luận

1

Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế

2

Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế

Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Ngành Truyền thông quốc tế là ngành học lý tưởng cho sinh viên mong muốn làm việc trong môi trường đa dạng, lắm thử thách. Sau khi tốt nghiệp đại học bạn có thể làm việc trong lĩnh vực như: Phát thanh truyền hình, báo chí, Ngoại giao, Chính sách truyền thông, quan hệ công chúng… Đối với sinh viên mới ra trường ngành Truyền thông quốc tế có thể làm những công việc sau:

  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng, tư vấn về truyền thông, quan hệ công chúng…

  • Chuyên viên Truyền thông: Tham gia lập kế họach, lên khung các chương trình, sản xuất tác phẩm báo chí, sáng tạo tác phẩm truyền thông…

  • Chuyên viên sáng tạo nội dung: Viết nội dung cho các chương trình truyền thông, đăng website, fanpage công ty, doanh nghiệp.

  • Nhân viên Marketing: Phụ trách mảng quảng cáo, tiếp thị sản phẩm công ty trên các phương tiện truyền thông.

  • Phóng viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí, phóng viên thường trú Đài truyền hình, đài phát thanh…

  • Quản lý nội dung website chuyên viết, biên tập bài viết, xử lý hình ảnh, video đăng website.

  • Những người đã có kinh nghiệm trong ngành Truyền thông quốc tế, có thể công tác ở vị trí sau: Quản lý khách hàng, Quản lý nhãn hàng, Giám đốc sáng tạo, Giám đốc Truyền thông, Giám đốc đối ngoại, Quản lý quan hệ chính phủ, Quản lý quan hệ công chúng,..tại các cơ quan Nhà Nước, Chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài…

Đọc thêm:  Công thức tính áp suất hay nhất - Vật lí lớp 8 - VietJack.com

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Truyền thông quốc tế. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Ngọc Sơn

Theo tuyensinhso.vn

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button