Giáo dục

Học Kinh Tế Phát Triển Ra Làm Gì? Mức Lương Ngành Kinh … – Glints

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Học ngành kinh tế phát triển ra trường làm gì để chia sẻ cho bạn đọc

Kinh tế phát triển là ngành học đang được rất nhiều các bạn học sinh và phụ huynh quan tâm. Kinh tế phát triển là ngành gì? Tại sao ngành học này lại được nhiều người quan tâm đến thế? Học Kinh tế phát triển ra làm gì? Hãy để Glints giúp bạn giải đáp những thắc mắc đang có thông qua bài viết dưới đây nhé.

Kinh tế phát triển là ngành gì?

Tên tiếng Anh của ngành này là Development Economics. Môn học Kinh tế phát triển là gì? Người theo học ngành Kinh tế phát triển sẽ được đào tạo các kiến thức về kinh tế, khoa học xã hội. Ngành Kinh tế phát triển tập trung vào nghiên cứu, giải thích sự tăng trưởng và xu hướng phát triển kinh tế trên thế giới.

Ngành Kinh tế phát triển học gì?

Sinh viên ngành Kinh tế phát triển được đào tạo đầy đủ cả lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực kinh tế vi mô, vĩ mô, chính sách công, kinh tế tài nguyên, v.v. Đặc biệt, sinh viên được đào tạo về hệ thống lý thuyết về kinh tế, phương pháp phân tích dữ liệu, hoạch định chính sách, v.v. Từ đó, để áp dụng vào giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.

Ngoài những kiến thức về ngành học, sinh viên cũng được trang bị thêm các kỹ năng mềm quan trọng để phục vụ cho công việc sau này.

Học Kinh tế phát triển ra làm gì?

Học ngành Kinh tế phát triển ra làm gì? Đây là một câu hỏi được nhiều bạn học sinh quan tâm đến ngành học này đặt ra hay thậm chí có cả các bạn đang học ngành này. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân Kinh tế phát triển có rất đa dạng vị trí việc làm tại nhiều môi trường khác nhau.

Đọc thêm:  Bí quyết trang điểm nhẹ nhàng chỉ trong vòng 5 phút

Chuyên viên kinh doanh

Có thể nói, đây là vị trí mà nhiều sinh viên ngành Kinh tế phát triển lựa chọn gắn bó sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể làm ở bất kỳ các công ty thương mại với mức lương trung bình dao động khoảng từ 10 – 30 triệu đồng/tháng.

Nhân viên kế hoạch

Nhiệm vụ chính của vị trí này là xây dựng các kế hoạch kinh doanh, theo dõi, đánh giá kết quả kế hoạch xem đã đạt mục tiêu đề ra chưa. Mức lương trung bình dao động của vị trí này từ 7 – 11 triệu đồng, mức lương cao nhất có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên phân tích đầu tư

Học Kinh tế phát triển sau ra làm gì? Dựa vào những kiến thức chuyên môn được học từ trường đại học và trải nghiệm thực tế, bạn cũng có thể trở thành một chuyên viên phân tích đầu tư. Công việc của vị trí này bao gồm việc phân tích tài chính, dự toán, tư vấn đầu tư, thẩm định dự án, v.v.

Có thể nói, nhân sự làm việc trong lĩnh vực này có mức lương khá tốt, dao động từ 14 – 22 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng.

Nhân viên dự án

Học ngành Kinh tế phát triển ra làm gì? Cử nhân ngành Kinh tế phát triển cũng có thể trở thành một nhân viên dự án. Mức lương trung bình của vị trí này từ 7 – 12 triệu đồng/tháng, với những ứng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm mức lương có thể từ 35 – 40 triệu đồng/tháng.

Nhà nghiên cứu, giảng viên tại các cơ sở đào tạo

Trở thành một nhà nghiên cứu hay giảng viên dạy được xem là một trong những lựa chọn tốt mà sinh viên ngành Kinh tế phát triển có thể theo đuổi.

Đọc thêm:  Bài 2. Hai đường thẳng vuông góc - Củng cố kiến thức

Lựa chọn này rất phù hợp đối với các bạn có ý định học lên các trình độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ để tham gia nghiên cứu tại Viện kinh tế hoặc cũng có thể trở thành giảng viên tại các đơn vị giáo dục đào tạo.

Ai phù hợp học ngành Kinh tế phát triển?

Mỗi ngành học sẽ yêu cầu người học có những tố chất riêng biệt, bởi vậy không phải ai cũng sẽ phù hợp với ngành Kinh tế phát triển.

Vậy người như thế nào được coi là phù hợp? Dưới đây đây là một vài gợi ý về “mẫu người lý tưởng” của ngành Kinh tế phát triển.

Tư duy tốt, năng động và sáng tạo

Bạn biết đấy, kinh tế có tốc độ phát triển và thay đổi chóng mặt. Do đó, để theo học khối ngành kinh tế nói chung hay Kinh tế phát triển nói riêng người học cần có khả năng tư duy nhạy bén, khả năng thích ứng tốt, và sáng tạo để không đi chậm với thời cuộc.

Đam mê học hỏi và nghiên cứu

Đối với bất kỳ ngành học nào cũng vậy, luôn luôn học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu được xem là những tố chất tuyệt vời để người học phát triển nhanh chóng và toàn diện.

Kinh tế phát triển là ngành học nghiên cứu về sự thay đổi, tăng trưởng và xu hướng phát triển của kinh tế. Vậy nên đam mê học hỏi và nghiên cứu là tố chất vô cùng quan trọng của người theo đuổi ngành này.

Khả năng chịu áp lực công việc tốt

Tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân, sinh viên có thể làm việc tại nhiều vị trí công việc khác nhau. Khi có sự thay đổi trong kế hoạch và chiến lược phát triển doanh nghiệp, nhân sự ngành này cần đảm nhiều công việc trong một khoảng thời gian.

Bởi vậy, ứng viên phải là người có tinh thần trách nhiệm cao, và khả năng chịu áp lực công việc tốt thì mới có thể hoàn thành tốt các công việc đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng.

Đọc thêm:  Thêm Tự Tin Với Top 9 Học Trang Điểm Cá Nhân TPHCM

Đọc thêm: Học Nhanh Kỹ Năng Xác Định Mục Tiêu Và Lập Kế Hoạch Chỉ Trong 5 Phút

Học Kinh tế phát triển ở đâu tốt?

Tại Việt Nam hiện nay, có rất nhiều các trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế, trong đó có ngành Kinh tế phát triển.

ngành kinh tế phát triển ra trường làm gì
Học Kinh tế phát triển ở đâu tốt?

Các bạn học sinh có thể lựa chọn một vài ngôi trường hàng đầu như:

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: trường có khá nhiều các phương thức xét tuyển; các khối thi xét tuyển bao gồm A00, A01, D01, D07; điểm chuẩn năm 2022 là 27.5 (xét tuyển theo điểm THPT)
  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: các khối thi xét tuyển bao gồm A01, D01, D09, D10; điểm chuẩn năm 2022 là 33.05/40
  • Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên: các khối thi xét tuyển bao gồm: A00, A01, C04, D01; điểm chuẩn năm 2022 là 16 điểm (xét theo điểm thi THPT)
  • Trường Đại học Nha Trang: các khối thi xét tuyển bao gồm A01, D01, D07, D96; điểm chuẩn năm 2022 là 18 (xét theo điểm thi THPT)

Đọc thêm: Học Kinh Tế Đối Ngoại Ra Làm Gì? Tiềm Năng Phát Triển Trong Thời Đại Toàn Cầu Hoá

Tạm kết

Trong bối cảnh Kinh tế phát triển và hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, cơ hội việc làm với các sinh viên ngành Kinh tế phát triển là rất lớn. Do đó, đây được xem là một ngành học hết sức tiềm năng.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Học Kinh tế phát triển ra làm gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Kinh tế phát triển, cũng như giải đáp các câu hỏi xung quanh về cơ hội việc làm và mức lương của ngành này như: Học ngành Kinh tế phát triển ra trường làm gì?; Mức lương ngành Kinh tế phát triển cao không?, v.v.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.

Tác Giả

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button