Wiki

FOB Là Gì? – Tất Tần Tật Về F.O.B Trong Xuất Nhập Khẩu

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Fob là gì để chia sẻ cho bạn đọc

FOB là gì? điều kiện FOB là gì? Phân biệt FOB và CIF? FOB là thuật ngữ cực kỳ quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hiểu rõ bản chất của FOB, phân biệt được FOB với những điều khoản khác chính là yếu tố giúp doanh nghiệp lựa chọn được hình thức giao hàng phù hợp trong hoạt động mua bán quốc tế.

Vậy FOB là gì? điều kiện FOB Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc cái nhìn khái quát nhất về vấn đề này.

I. Khái niệm FOB là gì?

Khái niệm FOB là gì

Để hiểu rõ bản chất vấn đề, trước hết, bạn cần biết về khái niệm Incoterms. Theo đó, Incoterms ( viết tắt của International Commerce Terms), đây là tập hợp các bộ quy tắc thương mại quốc tế về điều kiện giao hàng, có nội dung quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong hợp đồng ngoại thương. Tính tới thời điểm hiện tại, chúng ta có bản sửa đổi mới nhất và áp dụng đến hôm này chính là Incoterms 2010, nó bao gồm 11 điều khoản.

Trở lại câu hỏi chính, FOB là gì?

FOB thực chất là tên của một điều khoản giao hàng trong Incoterms. Tên đầy đủ của điều khoản này là Free On Board, nội dung điều khoản quy định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình ngay sau khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp.

Nếu như hàng hoá chưa được xếp lên tàu thì người bán vẫn chịu trách nhiệm về lô hàng. Còn trách nhiệm của người bán sẽ chuyển giao hoàn toàn cho người mua sau khi hàng đã được chuyển hết lên tàu.

Đọc thêm:  Board game là gì? 8 thể loại phổ biến nhiều người chơi nhất

Lan can tàu là địa điểm chuyển giao rủi ro.

II. Giá FOB bao gồm những phí gì?

Giá FOB (Free on board) chính là giá tại cửa khẩu bên nước của người bán. Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu. Lưu ý rằng, giá FOB không bao gồm chi phí bỏ ra để vận chuyển hàng bằng đường biển, cũng không bao gồm chi phí bảo hiểm đường biển.

Để dễ hình dung, chúng ta sẽ có ví dụ sau:

Nếu như doanh nghiệp của bạn mua hàng từ cảng Singapore để nhập khẩu về Việt Nam thông qua cảng Đà Nẵng. Doanh nghiệp của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển hàng, đồng thời mua bảo hiểm cho lô hàng khi di chuyển từ cảng Singapore đến cảng Đà Nẵng.

“Xem thêm: quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không”

III. Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB ( FREE ON BOARD)

Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB đã được nêu rõ trong Incoterms 2010. Cụ thể như sau:

Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB

a) Nghĩa vụ thanh toán:

+ Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng, cung cấp đầy đủ hoá đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử có giá trị tương đương, đồng thời cung cấp vận đơn đường biển để làm bằng chứng giao hàng.

+ Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí tiền hàng cho người bán đúng như cam kết đã ghi rõ trong hợp đồng mà 2 bên đã ký.

b) Giấy phép và các thủ tục:

+ Người bán có trách nhiệm chủ động làm thủ tục xuất khẩu, đông thời cung cấp giấy phép xuát khẩu để lô hàng đủ điều kiện xuất đi.

+ Người mua có trách nhiệm chuẩn bị giấy phép xuất khẩu, đồng thời, hoàn tất thủ tục hải quan theo quy định pháp luật hiện hành nhằm mục đích đảm bảo rằng lô hàng được phép nhập khẩu vào quốc gia và vùng lãnh thổ của họ.

c) Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm:

+ Người bán chịu chi phi và rủi ro trong hợp đồng vận chuyển lô hàng từ kho nội địa đến cảng. Chi phí và rủi ro này sẽ được kết thúc và chuyển giao cho bên người mua sau khi hàng được đưa lên tàu.

Đọc thêm:  Lao động thời vụ là gì? Lưu ý khi ký HĐLĐ thời vụ

+ Người mua có trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển hàng từ cảng đi chỉ định đến cảng đến cuối cùng, đó có thể là kho nội địa hoặc là cảng dỡ hàng, tuỳ vào thoả thuận 2 bên. Người mua không bắt buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm nếu họ không muốn.

d) Giao hàng:

+ Hàng hoá sẽ được người bán vận chuyển từ cảng xuất chỉ định. Đồng thời người bán chịu trách nhiệm chi trả chi phí cho việc lô hàng được đưa lên tàu.

+ Còn đối với người mua, họ sẽ nhận hàng thuộc quyền sở hữu của mình ngay sau khi lô hàng đã được bốc lên tại cảng đến.

e) Chuyển giao rủi ro:

+ Sau khi hàng được đưa lên boong tàu, toàn bộ chi phí được chuyển giao từ người bán sang người mua.

+ Người mua nhận những rủi ro được chuyển giao từ bên người bán sau khi hàng được đưa qua lan can tàu. Rủi ro này bao gồm cả mất mát trong quá trình vận chuyển.

f) Cước phí:

+ Người bán sẽ chịu chi trả toàn bộ chi phí cho đến khi hàng được đặt lên boong tàu. Trong đó đã bao gồm chi phí khai hải quan, thuế,…

+ Người mua sẽ phải trả cước vận chuyển lô hàng tính từ lúc hàng được đặt lên boong.

g) Thông tin người mua:

+ Người bán có trách nhiệm thông báo hàng đã được chuyển giao qua lan can tàu hoàn toàn.

+ Người mua cần thông báo hàng đã được chất lên tàu, cần cung cấp thông tin về tên tàu, cảng chỉ định.

h) Bằng chứng giao hàng:

+ Người bán có trách nhiệm cung cấp cho người mua chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra cảng để làm bằng chứng về việc giao hàng.

+ Người mua sẽ phải cung cấp bằng chứng vận chuyển hàng hoá cho người bán, phổ biến nhất chính là vận đơn.

i) Kiểm tra – Đóng gói – Ký hiệu hàng hoá:

+ Người bán cần chi trả toàn bộ chi phí cho việc kiểm tra và quản lý chất lượng lô hàng. Cần thông báo cho người mua trong trường hợp hàng được đóng gói đặc biệt.

Đọc thêm:  Top Là Gì? Bot Là Gì? Phân Biệt Top Và Bot Trong LGBT

+ Người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh nếu như lô hàng được hải quan của nước xuất khẩu kiểm tra.

k) Nghĩa vụ, trách nhiệm khác:

+ Người bán phải hỗ trợ những thông tin và chứng từ cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển và giao hàng tới điểm đích.

+ Người mua phải trả tất cả chi phí phát sinh để có được những chứng từ liên quan.

IV. Phân biệt FOB và CIF

Dịch vụ hải quan trường phát

Gọi Ngay Hotline để được tư vấn miễn phí về dịch vụ thủ tục hải quan trọn gói

Các điểm giống nhau:

+ FOB và CIF đều là các điều khoản trong Incoterms.

+ Cảng xếp hàng chính là điểm chuyển giao rủi ro giữa 2 bên mua và bán.

+ Người bán sẽ làm thủ tục hải quan, tỏng khi người mua làm thủ tục nhập khẩu.

Khác nhau:

+ FOB được khai báo cùng tên cảng xếp hàng trong khi CIF được khai báo cùng cảng đích.

+ FOB giao hàng lên tàu, trong khi CIF quy định về tiền hành, cươc phí và bảo hiểm.

+ FOB quy định người bán không có nghĩa vụ book tàu, mà người mua phải book tàu. CIF quy định người bán sẽ tìm đơn vị vận chuyển.

+ Điểm chuyển giao chi phí của FOB là cảng xếp. Còn đối với CIF là cảng dỡ.

“xem thêm:Cif là gì?

V. Các thuật ngữ liên quan khác

Liên quan tới điều kiện giao hàng FOB (Free on board), bạn nên hiểu rõ thêm các thuật ngữ sau:

+ FOB Shipping Point (FOB điểm giao hàng):

Địa điểm giao hàng quy định là trên lan can tàu. Như vậy, quyền sở hữu và trách nhiệm đối với lô hàng sẽ được người bán chuyển cho người mua sau khi lô hàng được xếp lên tàu.

+ FOB Destination (FOB điểm đến):

Trách nhiệm và quyền sở hữu sẽ được chuyển cho người mua khi lô hàng được giao tới điểm chỉ định đã được nếu rõ trong hợp đồng.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về FOB (Free on board) trong hoạt động giao thương quốc tế. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button