Giáo dục

Ngành giao thông vận tải: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của đại học giao thông vận tải ra trường làm gì để chia sẻ cho bạn đọc

Giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội ngày nay, có tác động lớn đến sự tăng trưởng cũng như cơ hội việc làm. Hệ thống giao thông hiệu quả là nền tảng cho tiềm năng cạnh tranh của một đất nước trong nền kinh tế toàn cầu. Vậy ngành giao thông vận tải là gì? Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ngành giao thông vận tải là gì?

Giao thông vận tải (Transportation sector) là lĩnh vực vận chuyển con người, con vật và sản phẩm/hàng hóa đến nhiều điểm đến khác nhau. Ngành giao thông vận tải phục vụ cuộc sống con người, giúp cho việc đi lại, mua bán hàng hóa giữa các vùng miền dễ dàng, thông qua đó tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong quá trình hoạt động giao thông vận tải.

Giao thông vận tải được biết đến phổ biến với 5 loại hình chính như sau:

  • Đường sắt

  • Đường bộ

  • Đường thuỷ

  • Hàng không

  • Đường ống (vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời)

Vai trò của giao thông vận tải là yếu tố cốt yếu cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Thế nên, những nơi có nền kinh tế phát triển tốt đều có nền giao thông vận tải tiên tiến. Cụ thể, vai trò của ngành giao thông vận tải đặc biệt quan trọng trong việc:

  • Đảm bảo cho quá trình sản xuất, giao thương kinh tế diễn ra bình thường và liên tục

  • Đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân

  • Là nhân tố quan trọng thúc đẩy phân bố dân cư, cân bằng mật độ dân số

  • Thúc đẩy các hoạt động kinh tế – văn hóa ở các vùng sâu vùng xa

  • Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh quốc gia và trong khu vực

  • Thực hiện là cầu nối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới

Đọc thêm:  Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân

Ngành giao thông vận tải học gì?

Sinh viên theo học ngành giao thông vận tải sẽ được học các kiến thức chung về giao thông và các loại hình vận tải chung, chẳng hạn như:

  • Kỹ thuật xây dựng Cầu – Đường bộ

  • Kỹ thuật xây dựng Đường sắt

  • Kỹ thuật xây dựng Đường ô tô & Sân bay

  • Kỹ thuật xây dựng Công trình thủy

  • Quản lý xây dựng trong giao thông vận tải

  • Kinh tế xây dựng công trình giao thông

  • Kinh tế quản lý khai thác cầu đường

Ngoài ra, ngành giao thông vận tải được chia thành các chuyên ngành nhỏ để đào tạo chuyên sâu, bao gồm:

  • Chuyên ngành quản lý xây dựng

  • Chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ

  • Khoa vận tải – kinh tế Khoa môi trường và an toàn giao thông

  • Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

  • Điều khiển các quá trình vận tải

  • Khai thác và quản lý đường sắt đô thị

  • Tổ chức quản lý khai thác cảng hàng không

Nói chung, giao thông vận tải là ngành lớn yêu cầu nhiều vị trí công việc khác nhau. Bởi vậy, bạn có thể đến với ngành giao thông vận tải theo nhiều chuyên ngành khác nhau như kinh tế, cơ khí, xây dựng.

giao thông vận tải là gì

Ngành giao thông vận tải học ở đâu?

Nếu muốn học chính quy về ngành giao thông vận tải hay một số chuyên ngành liên quan, bạn có thể học tại: ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội và TP.HCM), ĐH Xây dựng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM), Trường Cao đẳng Giao thông vận tải, Trường CĐ Giao thông vận tải II (Đà Nẵng), Trường CĐ Giao thông vận tải III (TP.HCM) v.v…

Một số khối thi chính của ngành giao thông vận tải là:

  • Khối A (Toán – Lý – Hóa): Ngành khoa học hàng hải, Kinh tế vận tải (chuyên ngành kinh tế vận tải biển)

  • Khối A1 (Toán – Lý – Anh): các ngành như kỹ thuật tàu thủy, Khai thác vận tải

  • Khối D01 (Toán – Văn – Anh): Ngành khai thác vận tải, kinh tế vận tải

Đọc thêm:  Xem Ngay Top 6 Địa Chỉ Gội Đầu Dưỡng Sinh Cần Thơ Uy Tín Nhất

Nếu bạn có ý định du học, Hotcourses Vietnam sẽ gợi ý cho bạn những điểm đến không thể bỏ qua ngay sau đây:

  • Các khóa đào tạo ngành Giao thông vận tải ở Mỹ

  • Các khóa đào tạo ngành Giao thông vận tải ở Úc

  • Các khóa đào tạo ngành Giao thông vận tải ở Canada

  • Các khóa đào tạo ngành Giao thông vận tải ở Anh

  • Các khóa đào tạo ngành Giao thông vận tải ở New Zealand

Bạn lưu ý là bấm vào link “Xem [số] khóa học Giao thông vận tải” để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Giao thông vận tải, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Tốt nghiệp ngành thông vận tải ra làm gì?

học giao thông vận tải ra làm gì

Ngành giao thông vận tải luôn được chú trọng đầu tư phát triển bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nhiều nước. Ngành “khát” nhân lực về kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để đảm bảo hoạch định chiến lược, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội. Sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm những công việc sau đây:

  • Kỹ sư Kinh tế giao thông vận tải: Nghiên cứu, lập chiến lược phát triển kinh tế, tham vấn cho lãnh đạo về sản xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư, tham gia vào các công việc kinh doanh cụ thể.

  • Nhà Quản trị kinh doanh giao thông vận tải: Hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh v.v…

  • Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, giám sát sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng v.v… các loại máy móc khác nhau được dùng trong ngành Giao thông vận tải như máy xây dựng, xếp dỡ, đầu máy toa xe, các phương tiện giao thông.

  • Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình giao thông.

  • Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, khai thác, sửa chữa các hệ thống máy móc điều khiển tự động trong lĩnh vực Giao thông vận tải như hệ thống tín hiệu giao thông (đèn giao thông, biển báo tự động v.v…)

  • Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải: Nghiên cứu quy hoạch, lập dự án, tổ chức các hoạt động điều hành, quản lý Giao thông vận tải trong đô thị trên cơ sở phối hợp với quy hoạch vùng, quốc gia.

  • Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải: Điều khiển, chỉ huy, điều hành các quá trình vận tải trên các phương tiện vận tải (cụ thể như: điều độ đường sắt, điều độ bay, điều độ taxi, chỉ huy ra vào cảng biển v.v…).

  • Kỹ sư kỹ thuật môi trường: Điều tra, khảo sát, đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động Giao thông vận tải gây nên, từ đó có những tư vấn cụ thể với người có thẩm quyền (các nhà lãnh đạo, ban quản lý dự án…). Ngoài ra còn tham gia nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành, giám sát thi công các công trình về lĩnh vực môi trường.

Đọc thêm:  1. Kiến thức tổng hợp nhất về định lý PYTAGO || DINHLUAT.COM

Trong ngành giao thông vận tải có nhiều vị trí công việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Do đó, mức lương của ngành cũng rất dao động tùy theo công việc và chức vụ. Chẳng hạn như mức lương chuyên ngành Kinh tế vận tải của sinh viên khi mới ra trường thường trong khoảng từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng. Hay khối các doanh nghiệp hàng không, hàng hải, dịch vụ đạt trung bình 8 triệu đến 15 triệu đồng/tháng.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button