Hoá

Tính chất của Hiđro sunfua (H2S): Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Công thức cấu tạo đúng của phân tử h2s là để chia sẻ cho bạn đọc

I. Cấu tạo phân tử

Phân tử H2S có cấu tạo tương tự phân tử H2O.

2e độc thân ở phân lớp 3p của nguyên tử S tạo ra 2 liên kết cộng hóa trị với 2 nguyên tử H.

Trong phân tử H2S: S có số oxi hóa -2.

II. Tính chất vật lý

– Hiđro sunfua (H2S) là chất khí rất độc, không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí.

– Hóa lỏng ở -60oC, hóa rắn ở -86oC.

– Độ tan trong nước S = 0,38g/100g H2O (ở 20oC, 1atm).

III. Tính chất hóa học

1. Tính axit yếu

Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).

Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

2. Tính khử mạnh

Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,…mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).

Đọc thêm:  Sắt(III) oxit là gì? Công thức hoá học, màu sắc ... - LADIGI Academy

Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.

Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:

Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)

IV. Trạng thái tự nhiên. Điều chế

– Trong tự nhiên, H2S có trong 1 số nước muối, khí núi lửa, khí thoát ra từ chất protein bị thối rữa, …

– Trong công nghiệp không sản xuất H2S.

– Trong phòng thí nghiệm: Cho dd HCl tác dụng với sắt(II) sunfua.

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

V. Tính chất của muối sunfua

– Muối sunfua của các kim loại nhóm IA, IIA (trừ Be) như Na2S, K2S tan trong nước và tác dụng với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng sinh ra khí H2S:

Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S↑

– Muối sunfua của một số kim loại nặng như PbS, CuS, … không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

– Muối sunfua của những kim loại còn lại như ZnS, FeS, … không tan trong nước, nhưng tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng sinh ra khí H2S:

ZnS + 2H2SO4 → ZnSO4 + H2S↑

– Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CdS màu vàng, CuS, FeS, Ag2S, … màu đen.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 10 ôn thi THPT Quốc gia khác:

  • Lý thuyết Khái quát về nhóm Oxi

  • Lý thuyết Oxi – Ozon

  • Lý thuyết Lưu huỳnh

  • Lý thuyết Hidro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit

  • Lý thuyết Axit sunfuric – Muối sunfat

  • Lý thuyết Oxi
  • Lý thuyết Ozon và hiđro peoxit
  • Hợp chất có oxi của lưu huỳnh
  • Lý thuyết Hợp chất của Lưu huỳnh

  • Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 chương 6
Đọc thêm:  C2H5OH → C2H4 + H2O - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 10 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 7500 câu trắc nghiệm Toán 10 có đáp án
  • Hơn 5000 câu trắc nghiệm Hóa 10 có đáp án chi tiết
  • Gần 4000 câu trắc nghiệm Vật lý 10 có đáp án

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button