Wiki

Tìm hiểu về Cloud – Viblo

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Cloud là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Cloud là gì

Thuật ngữ Cloud server hay Cloud computing (Điện toán đám mây) được đề cập đến như một cuộc cách mạng của Internet và các phương tiện truyền thông.

Theo tóm tắt trên wikipedia.

Cloud (Điện toán đám mây) là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.

Trước khi có cloud các công ty phải tự build phần cứng server, data center. Tốn hàng nghìn tới triệu $ và dĩ nhiên không phải ai cũng có thể bỏ ra chi phí như thế được.

Đọc thêm:  Size XXL là gì? Size 2XL là áo bao nhiêu Kg, Quần số mấy?

Đời thay đổi từ khi có cloud. Ngày nay có thể nói là ai cũng có thể dễ dàng sở hữu các dịch vụ triệu $ với chi phí chỉ từ 20$ / tháng.

Cột mốc

  • Năm 1990 giai đoạn đầu tiên của sự hình thành khái niệm cloud.
  • Năm 1999 sự xuất hiện của Salesforce
  • Năm 2002 xuất hiện dịch vụ Amazon Web Services (AWS)
  • Năm 2006 Amazon ra mắt điện toán đám mây Elastic Compute (EC2)
  • Năm 2006 Google đã tung ra dịch vụ Google Docs
  • Năm 2009 Google tung ra Google App Engine (GAE)
  • Năm 2010 Microsoft Azure ra đời

Ví dụ

Để dễ hình dung, mình liệt kê 1 số dịch vụ cloud thông dụng.

  • Dịch vụ E-mail (gmail.com, mail.yahoo.com, …)
  • Dịch vụ Office 365
  • Dịch vụ Api tìm kiếm (Yahoo!, Google)
  • Dịch vụ ERP
  • Slack, Jira, Skype …

Khái niệm

1. IaaS (INFRASTRUCTURE AS A SERVICE)

IaaS sẽ cung cấp (cho bạn thuê) cơ sở hạ tầng như thuê máy chủ.

ví dụ: Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Compute Engine (GCE), Vultr …

2. PaaS (PLATFORM AS A SERVICE)

PaaS cung cấp một môi trường cho các nhà phát triển (developer) mà họ có thể xây dựng và sử dụng để tạo ra các ứng dụng có thể điều chỉnh và tiếp tục phát triển. Họ không cần quan tâm đến hệ thống network, storage, server, OS đang vận hành bên dưới.

ví dụ: Google App Engine, Elastic Beanstalk – Amazon, Cloud Services – Azure …

3. SaaS (SOFTWARE AS A SERVICE)

SaaS được hiểu là phần mềm như một dịch vụ. Người dùng cần ứng dụng (application) nào thì sẽ thuê ứng dụng đó và sẽ sử dụng trực tiếp thông qua môi trường internet. Thường là các ứng dụng dạng web application, nên người sử dụng sẽ không yêu cầu cài đặt các phần mềm nào khác.

Đọc thêm:  Cấu Trúc và Cách Dùng từ Flow trong câu Tiếng Anh - StudyTiengAnh

ví dụ: Google Apps, Dropbox, Salesforce, Cisco WebEx …

4. Serverless architecture

FaaS (Function as a Service)

Mô hình điện toán đám mây cho phép các lập trình viên tải các phần code chức năng lên đám mây và để các phần này được thực thi độc lập.

BaaS (Backend as a service)

Mô hình điện toán đám mây cho phép các lập trình viên thuê ngoài các phần mềm quản lý phụ trợ (quản lý cơ sở dữ liệu, lưu trữ đám mây, lưu trữ, xác thực, định danh và phân quyền người dùng, v.v.) và người lập trình viên chỉ viết code và sửa lỗi phần giao diện. Toàn bộ phần backend đã được nhà cung cấp xử lý hết.

Kết

Trong bài viết gồm những thông tin cơ bản về cloud, hi vọng giúp bạn đọc có cái nhìn đơn giản, nắm được các khái niệm và hình dung ra cloud là cái gì.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin khác về cloud có thể truy cập vào đây để có thêm thông tin.

Tham khảo

https://botviet.asia/bai-viet/Tim-hieu-ve-Cloud::bovpcrko55sclenuqvi0

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button