Wiki

Chụp CT và MRI khác nhau thế nào? – Vinmec

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Chụp ct là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Tùy thuộc vào mục đích kiểm tra và tình trạng bệnh lý của người bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp chụp CT hay MRI. Dưới đây là những yếu tố so sánh giữa hai phương pháp chụp CT và MRI.

  • Thời gian: Chụp CT có thời gian chụp ngắn hơn MRI;
  • Ưu thế: Thời gian chụp CT nhanh nên thường được sử dụng trong cấp cứu, đặc biệt là trong chấn thương sọ não, ổ bụng. Còn chụp MRI mô tả hình ảnh rõ nét hơn do có độ tương phản cao hơn, mô tả được giải phẫu chi tiết, nhạy cảm và cụ thể hơn nên thường được ứng để kiểm tra các bất thường trong não;
  • Chỉ định: Chụp cắt lớp vi tính được chỉ định sau các va đập, chấn thương, dùng để đánh giá hộp sọ, vôi hóa, vật kim loại,… Chụp MRI được chỉ định với các biểu hiện đau đầu, đau nặng đầu kéo dài, phát hiện có khối u, bất thường, dị dạng trong mạch máu não, thoái hóa chất trắng, co giật, động kinh…;
  • Ảnh hưởng bởi kim loại: Chụp CT không bị ảnh hưởng bởi kim loại có cơ thể bệnh nhân. Còn chụp cộng hưởng từ nếu có kim loại trong cơ thể bệnh nhân thì sẽ gây nhiễu từ và làm cho các hình ảnh không được rõ nét. Đồng thời máy chụp cũng sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị kim loại, từ tính trong cơ thể người;
  • Đánh giá phần bị xương che khuất: Với chụp CT, những phần bị xương che khuất sẽ không đánh giá được. Trong khi đó, chụp MRI cho phép đánh giá các phần bị che bởi xương trong hình ảnh CT;
  • Khả năng phơi nhiễm bức xạ: Chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X nên có khả năng gây nhiễm xạ. Chụp MRI không sử dụng bức xạ ion hóa nên kỹ thuật này an toàn hơn, đặc biệt là đối với trẻ em và các bệnh nhân cần thực hiện chụp nhiều lần;
  • Thuốc phản quang tiêm đường tĩnh mạch: Đối với chụp CT, đây là hợp chất của iod nên có nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng, do đó không chỉ định với bệnh nhân suy thận. Đối với chụp cộng hưởng từ, thuốc phản quang an toàn hơn, nên rất hiếm khi xảy ra các phản ứng, dị ứng, vì vậy có thể dùng cho bệnh nhân suy thận,tuy nhiên trừ trường hợp suy thận nặng (giai đoạn IV, V);
  • Chi phí: Chụp CT có chi phí thấp hơn so với MRI.
Đọc thêm:  Tín ngưỡng là gì? Hiểu đúng để không nhầm lẫn với mê tín dị đoan

Chụp CT và MRI là hai kỹ thuật hiện đại cho phép chẩn đoán nhiều bệnh lý, tổn thương phức tạp trong cơ thể. Hai kỹ thuật này đều được ứng dụng tại các cơ sở y tế thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với sự đầu tư về trình độ, kỹ năng chụp của đội ngũ y bác sĩ cũng như trang thiết bị chụp hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chụp phù hợp và an toàn nhất cho thể trạng bệnh nhân khi đến thăm khám tại Vinmec.

BSCK I Võ Công Hiền đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt trong siêu âm chẩn đoán các bệnh lý bụng tổng quát, tim – mạch máu nâng cao, sản phụ khoa. Bác sĩ Võ Công Hiền từng có thời gian công tác tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đại Học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai trước khi làm việc tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Nha Trang.

Để được tư vấn về bệnh hoặc giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quy trình khám chữa bệnh tại Vinmec, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) có ích lợi gì?
  • Chụp CT là gì? Trường hợp nào cần tiêm thuốc cản quang?
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) có cần nhịn ăn?
Đọc thêm:  Bắp cải bao nhiêu calo và cách giảm cân bằng bắp cải? - Seoul Spa

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button