Wiki

Chứng quyền là gì? Kiến thức về chứng quyền từ A – Z cho nhà đầu tư

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Chứng quyền là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Thị trường chứng khoán với nhiều sản phẩm tài chính mới ra mắt, mang đến cơ hội kiếm tiền hấp dẫn. Chứng quyền là một giải pháp đầu tư sinh lời ấn tượng, ổn định được nhiều người quan tâm. Những thông tin hữu ích về chứng quyền dưới đây, sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá nhận định chiến lược phù hợp, tham gia đầu tư sinh lời hiệu quả.

Tìm hiểu về chứng quyền

Chứng quyền ra mắt là sản phẩm tài chính có sức hút lớn trên thị trường, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro mà nhà đầu tư cần cân nhắc tìm hiểu.

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền là sản phẩm tài chính cho phép nhưng không bắt buộc nhà đầu tư phải mua bán chứng khoán cơ sở ở mức giá cố định, tại một thời điểm xác định nào đó trong tương lai. Có thể hiểu, chứng quyền là quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở ở mức giá xác định ở hiện tại nhưng thực hiện tại một thời điểm trong tương lai.

chung-quyen-la-gi

Chủ sở hữu sẽ nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá chứng khoán hiện tại và giá chứng khoán xác định tại thời điểm tương lai quy định từ trước (ngày đáo hạn). Sản phẩm chứng quyền sẽ được xây dựng gắn liền với một mã chứng khoán cơ sở, từ đó xác định lãi hoặc lỗ vào ngày đáo hạn, theo biến động giá.

Sản phẩm chứng quyền được phát triển hoàn chỉnh, niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng quyền hoạt động có biến động biểu đồ như chứng khoán cơ sở, tạo nên sàn giao dịch có tính thanh khoản cao (được đảm bảo bởi tổ chức/ công ty phát hành chứng quyền).

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là số CW mà chủ sở hữu cần có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Công ty phát hành sẽ là đơn vị quyết định tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền.

Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền là 4: 1, yêu cầu nhà đầu tư cần có 4 chứng quyền để đổi lại một mã chứng khoán cơ sở. Hay tỷ lệ 10:1, bạn cần có 10 chứng quyền tương đương để đổi lấy 1 chứng khoán cơ sở cùng loại.

Phân loại chứng quyền

Chứng quyền được niêm yết như một cổ phiếu bình thường, tính thanh khoản được đảm bảo bởi công ty phát hành (đơn vị được ủy ban chứng khoán cấp phép hoạt động). Sản phẩm chứng quyền hiện nay có 2 loại:

  • Chứng quyền mua – Loại chứng quyền cho phép nhà đầu tư có thể mua một số lượng chứng khoán cơ sở hoặc nhận chênh lệch tăng khi giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm đáo hạn cao hơn so với giá xác định từ trước.
  • Chứng quyền bán – loại chứng quyền cho phép nhà đầu tư bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá hiện tại hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá ngày đáo hạn thấp hơn giá xác định trước đó.
Đọc thêm:  IPhone 14 giá bao nhiêu? Chỉ từ 799 USD theo công bố của Apple

Thông tin cơ bản chung của sản phẩm chứng quyền

Thị trường chứng quyền ngày càng phát triển và mở rộng, mang đến nhiều lựa chọn đầu tư cho người tham gia. Thông tin cơ bản của chứng quyền sẽ bao gồm các yếu tố sau mà bạn cần lưu ý:

  • Tài sản cơ sở: Khác với giai đoạn đầu tiên chỉ có cổ phiếu được chọn là tài sản cơ sở. Hiện nay, chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chứng chỉ quỹ ETF hay chỉ số chứng khoán.
  • Giá chứng quyền: Chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu chứng quyền. Giá sẽ được công ty phát hành công bố.

Xem thêm:

Cách tính giá chứng quyền chính xác nhất

  • Giá thực hiện: Là mức giá nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở tại ngày đáo hạn.
  • Tỷ lệ chuyển đổi 4:1: Nhà đầu tư phải sở hữu 4 chứng quyền để mua một chứng khoán cơ sở cùng mã.
  • Thời hạn chứng quyền: Thời gian lưu hành của một chứng quyền, được công ty chứng khoán quy định. Thời hạn chứng quyền tối thiểu 3 tháng và tối đa đến 24 tháng.
  • Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày xác định trước 2 ngày so với thời điểm đáo hạn, tương ứng là ngày cuối cùng mà chứng quyền được thực hiện giao dịch mua bán. Trong trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền sẽ trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.
  • Ngày đáo hạn: Ngày cuối cùng mà chủ sở hữu được thực hiện chứng quyền.
  • Kiểu thực hiện quyền chính: Phong cách thực hiện kiểu châu Âu và châu Mỹ.
  • Phương thức thanh toán khi thực hiện chứng quyền: Tiền mặt – khoản chênh lệch khi giá thanh toán chứng khoán cơ sở cao hơn so với giá thực hiện.

thong-tin-co-ban-ve-chung-quyen

Các trạng thái của chứng quyền

Tham gia đầu tư chứng quyền mang đến lợi nhuận nhưng cũng có thể thua lỗ. Bởi, biến động giá chứng khoán cơ sở sẽ là tham chiếu để xác định trạng thái của chứng quyền vào ngày đáo hạn. Các trạng thái của chứng quyền mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi tham gia chơi:

  • Trạng thái lãi: Khi giá chứng khoán cơ sở đáo hạn cao hơn so với mức giá thực hiện và phí chứng quyền (theo quy định của sàn giao dịch). Lúc này, sàn giao dịch sẽ tiến hành thanh toán tiền lãi cho nhà đầu tư, bằng mức chênh lệch giá chứng khoán cơ sở.
  • Trạng thái hòa vốn: Khi giá chứng khoán cơ sở đáo hạn bằng giá thực hiện và phí chứng quyền. Thời điểm này, nhà đầu tư sẽ nhận lại được phí mua chứng quyền ban đầu từ sàn giao dịch.
  • Trạng thái lỗ một phần: [Giá thực hiện] < [Giá chứng khoán cơ sở đáo hạn] < [Giá thực hiện + phí chứng quyền]. Nhà đầu tư nhận được phần còn lại của phí mua chứng quyền ban đầu trừ đi khoản lỗ.
  • Trạng thái lỗ toàn bộ: [Giá chứng khoán cơ sở đáo hạn] =< [Giá thực hiện]. Lúc này, nhà đầu tư sẽ thua lỗ toàn bộ và không nhận được khoản thanh toán nào từ sàn giao dịch.
Đọc thêm:  Đầu số 070 mạng gì? Các đầu số 076, 077, 078, 079 là của mạng

Lưu ý quan trọng khi xác định trạng thái chứng quyền:

  • Trạng thái lãi hoặc lỗ khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch trước ngày đáo hạn sẽ được tính như chứng quyền cơ sở.
  • Nhà đầu tư cần theo dõi và giao dịch chứng quyền theo đúng bảng giá của sàn giao dịch quy định.

Có nên mua chứng quyền không? Cơ hội và rủi ro?

Thị trường chứng quyền phát triển mạnh, với nhiều cơ hội cũng như rủi ro khi tham gia. Nhiều nhà đầu tư băn khoăn có nên mua chứng quyền hay không? Đánh giá cơ hội, rủi ro đầu tư chứng quyền sẽ giúp bạn có quyết định phù hợp.

co-nen-mua-chung-quyen-khong

Cơ hội và lợi ích khi đầu tư chứng quyền

  • Số vốn đầu tư thấp: Để đầu tư chứng quyền, người chơi chỉ cần bỏ ra số vốn rất thấp. Bởi giá chứng quyền được các công ty phát hành là rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với giá chứng khoán cơ sở hiện hành trên thị trường. Cơ hội cho nhà đầu tư có số vốn nhỏ tham gia kiếm lợi nhuận mà không cần phải huy động dòng tiền lớn.
  • Không cần ký quỹ: Nhà đầu tư không phải ký quỹ khi tham gia giao dịch chứng quyền là một lợi thế lớn. Đầu tư chứng quyền khác biệt so với các sản phẩm chứng khoán phái sinh, người chơi cần có một khoản tiền để ký quỹ giao dịch.
  • Tính thanh khoản cao: Chứng quyền được phát hành trên thị trường, sàn giao dịch chứng khoán HOSE. Sản phẩm được đảm bảo tính thanh khoản cao bởi chính công ty phát hành. Do vậy, nhà đầu tư chứng quyền không cần lo về nguy cơ không bán được do thị trường không có nhu cầu, hay khó khăn trong giao dịch CW.
  • Mức lỗ được hạn định rõ ràng: Không giống như chứng khoán cơ sở có biến động giá khó xác định, thua lỗ có thể cao và không kiểm soát được. Người chơi tham gia đầu tư vào chứng quyền, mức rủi ro thua lỗ tối đa chỉ là khoản phí mua chứng quyền ban đầu (rất nhỏ so với giá chứng khoán cơ sở).
  • Tính đòn bẩy cao mang lại lợi nhuận hấp dẫn: Mặc dù giá chứng quyền thấp hơn nhiều so với giá chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, giá trị nội tại và biến động của chứng quyền tương đương với chứng khoán cơ sở. Do vậy, nhà đầu tư có thể thu được khoản chênh lệch lớn tương đương với đầu tư cổ phiếu khi giá chứng khoán cơ sở tăng, đi theo đúng với dự đoán ban đầu.
Đọc thêm:  Bảng size giày US, UK và cách chọn size giày chính xác nhất

Rủi ro khi đầu tư chứng quyền

  • Rủi ro do tính đòn bẩy cao, khiến nhà đầu tư thua lỗ: Nếu biến động giá cơ sở đi ngược lại với giá dự đoán ban đầu, tỷ lệ lỗ sẽ tăng theo tỷ lệ đòn bẩy.
  • Sự biến động của chứng khoán cơ sở không thể đoán trước, sẽ ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư chứng quyền sinh lời hoặc thua lỗ. Người sở hữu vẫn có nguy cơ thua lỗ khi mua chứng quyền, mức lỗ bằng giá mua ban đầu.
  • Vòng đời của chứng quyền ngắn, tối đa là 24 tháng là một hạn chế lớn khi đầu tư sản phẩm chứng quyền. Ngày đáo hạn, chứng quyền sẽ hết giá trị, sẽ không còn quyền mua hoặc quyền bán. Do vậy, đây không phải là một lựa chọn đầu tư sinh lời bền vững lâu dài cho các nhà đầu tư.

Có thể thấy, đầu tư chứng quyền sẽ là một cơ hội cho người chơi không muốn gặp các rủi ro quá lớn trên thị trường. Người chơi có thể tham gia đầu tư vào chứng quyền với số vốn thấp, mức lỗ được giới hạn đảm bảo an toàn tài chính, cơ hội đầu tư sinh lời lớn nhờ biến động giá cổ phiếu cơ sở.

Người chơi có thể sử dụng chứng quyền như một công cụ để giảm thiểu rủi ro khi tham gia đầu tư cổ phiếu. Bằng cách: Người chơi sẽ rút một số vốn đầu tư cổ phiếu để chuyển sang mua chứng quyền “Mua” tương ứng trên mã cổ phiếu này.

Trường hợp nếu biến động giá tài sản cơ sở (cổ phiếu) đúng như dự đoán ban đầu, nhà đầu tư vẫn sẽ có mức lợi nhuận tương ứng với đầu tư cổ phiếu. Nhưng khi biến động giá cổ phiếu đi ngược lại với dự đoán, thì nhà đầu tư chỉ lỗ một phần rất nhỏ tương ứng với giá chứng quyền mua ban đầu là khá thấp.

Sản phẩm chứng quyền ra đời là cơ hội cho các nhà đầu tư hạn chế một phần rủi ro nhưng không thể hạn chế hoàn toàn. Người chơi có thể linh hoạt đầu tư chứng quyền tùy theo hiểu biết, nhận định về thị trường chứng khoán cơ sở, số vốn ban đầu. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây về chứng quyền, sẽ giúp các nhà đầu tư mới hiểu và lựa chọn giải pháp giao dịch an toàn, hiệu quả.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button