Wiki

Cholesterol là gì? Phải làm gì khi cholesterol cao? • Hello Bacsi

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Cholesterol là gì để chia sẻ cho bạn đọc

  • Kiểm tra cholesterol mỗi 5 năm
  • Nam giới từ 45 – 65 tuổi và phụ nữ từ 55 – 65 tuổi trở lên nên kiểm tra lại mỗi 1 – 2 năm

Tình trạng cholesterol cao là gì?

cholesterol là gì

Những người gặp phải tình trạng cholesterol cao hầu như không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc trưng. Do đó, xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện cholesterol cao.

Nguyên nhân gây cholesterol cao

Cholesterol cao phổ biến nhất ở những người béo phì, lười vận động. Một số nguyên nhân dưới đây cũng góp phần làm tăng đáng kể lượng cholesterol trong máu.

  • Thói quen ăn uống: Chất béo bão hòa có trong các loại thịt đỏ, sữa, chocolate hay chất béo chuyển hóa có trong một số bánh quy nướng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu.
  • Cân nặng: Tình trạng thừa cân chính là một yếu tố nguy cơ làm tăng cholesterol trong máu. Việc kiểm soát cân nặng hợp lý có thể giúp bạn giảm cholesterol LDL xấu, cholesterol toàn phần và triglycerid.
  • Hoạt động thể chất: Thói quen lười vận động là một yếu tố nguy cơ khiến mức cholesterol tăng cao. Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp giảm cholesterol LDL có hại và tăng mức cholesterol HDL có lợi.
  • Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc cũng góp phần làm giảm cholesterol tốt HDL trong khi HDL lại giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi động mạch. Điều này dẫn đến nồng độ HDL thấp mà lại làm tăng nồng độ cholesterol xấu LDL.
  • Yếu tố khác: Yếu tố di truyền cũng có thể khiến nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Một số bệnh (béo phì, đái tháo đường, bệnh thận, suy giáp…) và thuốc điều trị cũng có thể gây ra tình trạng cholesterol cao.
Đọc thêm:  Người Bệnh Uống Iod Phóng Xạ Cách Ly Bao Lâu Là Đúng?

Tác hại khi cholesterol cao

Khi tích tụ với nồng độ cao trong máu, cholesterol sẽ làm hẹp động mạch và khiến cho máu lưu thông khó khăn hơn, làm giảm lượng máu tới các mô và tế bào. Mức độ cholesterol xấu càng cao thì cơ thể sẽ càng dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về tim mạch. Vậy những nguy cơ làm tăng các bệnh liên quan đến cholesterol là gì?

Một số nguy cơ sức khỏe bạn thường gặp phải là:

  • Đau tim
  • Đột quỵ
  • Huyết áp cao
  • Đau thắt ngực
  • Xơ vữa động mạch
  • Bệnh động mạch ngoại biên

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những điều bạn cần biết về rối loạn lipid máu.

Giải pháp làm giảm cholesterol là gì?

cholesterol là gì

Để giảm lượng cholesterol, bạn cần phối hợp nhiều biện pháp từ chế độ ăn uống, vận động đến điều chỉnh lối sống sinh hoạt hàng ngày.

Chế độ ăn khoa học giúp giảm cholesterol là gì?

Một số sự thay đổi nhỏ bắt đầu từ chế độ ăn uống có thể giúp giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch:

  • Giảm chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng lượng cholesterol toàn phần. Việc giảm tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu LDL.
  • Bổ sung axit béo omega 3: Các thực phẩm giàu omega 3 bạn có thể bổ sung thường là cá hồi, cá trích, cá thu, hạt óc chó, hạt lanh… Axit béo omega 3 sẽ giúp tăng lượng cholesterol HDL tốt cho cơ thể.
  • Tăng cường chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan sẽ làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu của bạn. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các loại thực phẩm như bột yến mạch, đậu Hà Lan, chuối, lê, táo,…
Đọc thêm:  Thông số kỹ thuật xe Vision, dung tích bình xăng bao nhiêu lít?

Tăng cường luyện tập thể dục

Hoạt động thể chất vừa phải sẽ giúp làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao HDL. Theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút 5 lần mỗi tuần. Bạn có thể tranh thủ vận động thể chất xen kẽ các hoạt động hàng ngày theo gợi ý sau:

  • Đi bộ nhẹ nhàng sau giờ ăn trưa
  • Dùng xe đạp di chuyển gần nhà
  • Chơi môn thể thao mình yêu thích

Từ bỏ thói quen xấu

Lợi ích của việc bỏ thói quen hút thuốc lá đến chỉ số cholesterol là gì? Từ bỏ thói quen hút thuốc lá khỏi lối sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp cải thiện lượng cholesterol HDL và bạn có thể nhận thấy sự khác biệt sau khi dừng hút thuốc lá:

  • Huyết áp và nhịp tim sẽ ổn định lại sau 20 phút.
  • Khả năng tuần hoàn máu và chức năng phổi được cải thiện đáng kể sau 3 tháng.
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm chỉ còn một nửa so với người hút thuốc sau 1 năm.

Thói quen uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như cao huyết áp, trụy tim và đột quỵ. Do đó, bạn cần hạn chế lượng đồ uống này ở mức khuyến cáo:

  • Không uống quá 1 ly rượu mạnh hay 1/2 lon bia mỗi ngày với nam trên 65 tuổi và phụ nữ.
  • Không uống quá 2 ly rượu mạnh hay 1 lon bia mỗi ngày với nam giới dưới 65 tuổi.
Đọc thêm:  Chứng Chỉ Toeic - Trường Trung Cấp Nghề Kỹ Thuật Công Nghệ

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Ngoài những thay đổi trong lối sống và sử dụng thuốc Tây để điều trị, bạn có thể kiểm soát tình trạng cholesterol cao với thành phần thảo dược trong thực phẩm chức năng.

Bergamote là một trong những chất bổ sung trong chế độ ăn uống phổ biến nhất để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Các báo cáo lâm sàng của Bergamonte cho thấy khả năng giảm các chỉ số mỡ máu (cholesterol toàn phần, LDL, triglyceride), tăng cholesterol tốt (HDL) và ổn định lượng đường huyết. Trong khi đó, chiết xuất nần nghệ hỗ trợ hạ mỡ dư thừa trong máu, giúp bình ổn huyết áp, điều hòa nhịp tim, chống viêm khớp (hiệu quả cao với viêm khớp dạng thấp).

Để kiểm soát được tình trạng cholesterol cao, bạn cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp cùng lối sống lành mạnh để hạn chế những biến chứng nghiêm trọng. Khi bạn ý thức tự chủ động kiểm soát lượng cholesterol kết hợp cùng với sự hỗ trợ của các thảo dược, những nguy cơ sức khỏe xấu cũng sẽ sớm được đẩy lùi. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Cholesterol là gì?” cũng như cách giảm cholesterol cao trong máu hiệu quả.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button