Wiki

Chiến tranh là gì? Phân loại, bản chất và hậu quả chiến tranh?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Chiến tranh là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Mỗi người dân Việt Nam đều biết đến chiến tranh. Đất nước ta vừa mới chỉ trải qua chiến tranh mấy chục năm. Chiến tranh qua đi đã để lại vô vàn những hậu quả nặng nề cho con người và xã hội. Đây chắc hẳn là một khái niệm rất quen thuộc với mỗi người dân, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của chiến tranh. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chiến tranh là gì? Phân loại, bản chất và hậu quả chiến tranh?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Chiến tranh là gì?

Ta hiểu về chiến tranh như sau:

Trên thực tế, ta nhận thấy rằng, chiến tranh là một khái niệm phức tạp, chiến tranh là thể hiện bằng các biểu hiện cực đoan, xâm lược, phá hủy và chết chóc, một quốg gia sẽ sử dụng lực lượng quân sự thường xuyên hoặc không thường xuyên.

Khái niệm phổ biến nhất thì định nghĩa chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể. Theo định nghĩa cụ thể được nêu này thì ta thấy rằng, chiến tranh sẽ không bao gồm những xung đột ở trong nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng để dẫn tới xâm phạm đối với biên giới, những cuộc tấn công nhằm mục đích để trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng giữa các bên nhưng lại không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ta hiểu chiến tranh là những kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng chiến tranh lại không phải là những mối quan hệ giữa người với người nói chung, mà chiến tranh được hiểu là mối quan hệ giữa những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Chiến tranh có sự khác biệt so với các hiện tượng chính trị – xã hội khác, chiến tranh được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó chính là bạo lực vũ trang.

Ta thấy rằng, chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và có áp bức bóc lột. Chiến tranh thực chất không phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật của con người, không phải là định mệnh và ta thấy rằng, chiến tranh cũng không phải là hiện tượng tồn tại vĩnh viễn. Chúng ta nếu như muốn xóa bỏ chiến tranh thì phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra chiến tranh.

Đọc thêm:  Giai cấp là gì? Nguồn gốc, điều kiện và kết cấu xã hội giai cấp?

Từ khái niệm được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể rút ra được bản chất của chiến tranh như sau:

– Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử.

– Chiến tranh là hoạt động đấu tranh vũ trang (bạo lực vũ trang) có tổ chức.

– Chiến tranh nhằm mục đích để có thể đạt được một mục đích chính trị nhất định.

2. Chiến tranh trong tiếng Anh là gì?

Chiến tranh trong tiếng Anh là: War.

3. Phân loại chiến tranh:

Ta nhận thấy rằng, hiện nay, có nhiều cách phân loại chiến tranh dựa trên những tiêu chí khác nhau. Cụ thể như sau:

– Phân loại chiến tranh dựa trên tính chất của mục đích chiến tranh phân chia thành: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Cụ thể như sau:

+ Chiến tranh chính nghĩa (just wars): được hiểu cơ bản là chiến tranh được tiến hành với mục đích để có thể phù hợp với luật pháp quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc.

+ Chiến tranh phi nghĩa (unjust wars): được hiểu cơ bản là chiến tranh được tiến hành với mục đích trái với luật pháp quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại. Chiến tranh đế quốc và chiến tranh xâm lược bản chất chính là chiến tranh phi nghĩa.

– Phân loại chiến tranh dựa trên quy mô mục tiêu và mức độ tham gia của xã hội, phân chia thành: chiến tranh tổng lực và chiến tranh hạn chế. Cụ thể như sau:

+ Chiến tranh tổng lực hay chiến tranh toàn diện (total wars): được hiểu cơ bản là chiến tranh trong đó quy mô mục tiêu là rộng khắp bao gồm cả quân sự và dân sự, chiến tranh tổng lực hay chiến tranh toàn diện với sự tham gia của toàn bộ sức mạnh quốc gia và hậu quả thường là lớn. Hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và lần thứ hai (1939 – 1945) đều thuộc chiến tranh tổng lực hay chiến tranh toàn diện.

+ Chiến tranh hạn chế hay chiến tranh cục bộ (limited wars) có mục đích hạn hẹp hơn so với chiến tranh tổng lực hay chiến tranh toàn diện. Mục tiêu chủ yếu là quân sự với quy mô không hạn chế. Lực lượng tham gia là một phần quân đội. Mức độ tàn phá của loại chiến tranh này thường không quá lớn. Các cuộc chiến tranh biên giới thường thuộc loại này.

– Phân loại chiến tranh dựa trên chủ thể tham gia: Theo cách này, có hai loại là chiến tranh quốc tế và nội chiến. Cụ thể như sau:

Đọc thêm:  Hướng dẫn quy đổi: 1dm2 bằng bao nhiêu cm2 - tn-prop.com

+ Chiến tranh quốc tế (international wars): được hiểu cơ bản là chiến tranh giữa các chủ thể quan hệ quốc tế, thường là các quốc gia. Tất cả chiến tranh giữa các quốc gia đều thuộc loại này.

+ Nội chiến (civil wars): được hiểu cơ bản là cuộc chiến tranh giữa các phe nhóm chính trị bên trong một quốc gia. Các cuộc nổi dậy hay khởi nghĩa được xếp trong loại hình nội chiến. Trong thời nay, ta thấy rằng, có nhiều cuộc nội chiến mang tính quốc tế rõ rệt bởi sự phụ thuộc lẫn nhau trong môi trường an ninh quốc tế cũng như ta thấy được có sự liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các quốc gia bên ngoài.

– Phân loại chiến tranh dựa trên vũ khí sử dụng trong chiến tranh, phân chia thành: chiến tranh thông thường và chiến tranh hủy diệt hàng loạt. Cụ thể như sau:

+ Chiến tranh thông thường (conventional wars) hay chiến tranh quy ước: được hiểu cơ bản là loại chiến tranh trong đó lực lượng tham gia chủ yếu là binh lính chính quy và bán chính quy, vũ khí sử dụng có mức độ phá hủy hạn chế. Tất cả chiến tranh đã xảy ra đều thuộc loại chiến tranh thông thường.

+ Chiến tranh hủy diệt hàng loạt (mass destruction wars): được hiểu cơ bản là chiến tranh sử dụng chủ yếu các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt cụ thể như hạt nhân, hóa học và sinh học. Loại chiến tranh hủy diệt hàng loạt này chưa từng xảy ra trong thực tiễn mặc dù các loại vũ khí này đã từng được sử dụng trong vài cuộc chiến tranh thông thường.

4. Hậu quả của chiến tranh:

Những hậu quả chung của chiến tranh:

Ta nhận thấy rằng, trong thực tế, khi một cuộc chiến tranh xảy ra thì nó sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho chính bản thân những nước tham gia vào cuộc chiến tranh đó và cũng như toàn nhân loại trên nhiều phương diện khác nhau. Nhưng có lẽ hậu quả nặng nề nhất của một cuộc chiến tranh phải kể đến là về con người. Hàng nghìn người đã phải hy sinh bởi vì chiến tranh. Những người này có thể là những người lính trực tiếp tham gia chiến tranh hay cũng có thể chỉ là những người dân vô tội bởi vì chiến tranh mà mất đi mạng sống của mình.

Chiến tranh xảy ra thực chất không chỉ để lại hậu quả về con người, chiến tranh còn có sức tàn phá ghê gớm đối với môi trường thiên nhiên. Ô trường bị ô nhiễm gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng bởi những chất thải hóa học dùng để nhằm mục đích chế tạo bom mìn, các chất độc hóa học giải xuống mặt đất không chỉ sẽ gây hại cho con người mà những chất này còn phá hủy những cánh rừng, động vật tự nhiên và nó đã làm mất đi môi trường sống của nhiều động thực vật cũng như con người trên trái đất.

Đọc thêm:  Tính cách Kim Ngưu (Taurus) khi kết hợp cùng 12 Moon sign - ELLE

Những dòng sông cũng bởi vì chiến tranh mà bị ô nhiễm nghiêm trọng, những cánh đồng khô hạn không được trồng trọt tưới tiêu bởi những người nông dân cũng đã gây ra những hậu quả về kinh tế.

Không những thế, ta thấy rằng, chiến tranh còn phá hủy vô số những công trình xây dựng vĩ đại của nhân loại. Một cuộc chiến xảy ra khiến cho nền kinh tế của các bên tham gia vào cuộc chiến đó bị khủng hoảng do đã đổ dồn sức mạnh tài chính vào cuộc chiến ấy. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, dù các nước có giành được chiến thắng hay thua cuộc, các nước tham gia vào cuộc chiến đều phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

Bên cạnh đó thì các cuộc chiến tranh xảy ra khiến cho mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng hơn, việc hợp tác giữa các quốc gia cũng trở nên khó khăn và điều này cũng đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của nhân loại.

Hậu quả của chiến tranh đối với Việt Nam:

Với một nghìn năm Bắc thuộc thì nền văn hóa của người Việt cổ cũng đã dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa (Những tư tưởng về Nho giáo: trọng nam khinh nữ, công dung ngôn hạnh cho đến tận ngày nay vẫn còn thấm sâu trong suy nghĩ của nhiều người).

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì hàng nghìn người con Việt Nam đã phải hy sinh. Không biết bao nhiêu người đã phải ra đi ở tuổi mười tám đôi mươi khi họ vẫn còn đang mang trong mình nhiều khát vọng tuổi trẻ.

Chiến tranh xảy ra cũng đã tàn phá đất nước ta: giặc dốt giặc đói kéo theo giặc ngoại xâm (Năm 1945, đã có hơn hai triệu đồng bào chết đói, 90% dân số nước ta còn mù chữ). Những hậu quả của chiến tranh đã để lại di chứng đến tận sau này (bệnh nhân chất độc màu da cam, những dư chấn về tâm hồn).

Như vậy, ta thấy được rằng, mỗi cuộc chiến tranh qua đi thực sự đã để lại những hậu quả nặng nề cho thế giới nói chung và cho đất nước Việt Nam nói riêng. Mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tuyên truyền về hậu quả của chiến tranh, nói không với chiến tranh.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button