Wiki

Chỉ số GGT là gì? Bao nhiêu là nguy hiểm đối với gan?

Rate this post

Chỉ số GGT là một trong những căn cứ quan trọng trong chẩn đoán các vấn đề liên quan tới gan. Chỉ số này tăng đi kèm với các triệu chứng và kết quả xét nghiệm bất thường khác chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần điều trị kịp thời. Vậy GGT bao nhiêu là cao và cách giải quyết ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Chỉ số GGT là gì?

GGT là viết tắt của Gamma-glutamyl transpeptidase. Đây là một loại enzyme quan trọng giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc khác. GGT tập trung ở gan là nhiều nhất.

Vậy chỉ số GGT trong máu là gì? Đây là hoạt độ của enzym GGT tồn tại trong máu do enzyme này bị phóng thích vào máu khi tế bào gan phân hủy tự nhiên.

Thường chỉ số này giữ ở một mức độ ổn định. Khi gan bị tổn thương, nồng độ GGT trong máu sẽ cao hơn mức bình thường. Do đó, bác sĩ thường dùng chỉ số này cùng với các xét nghiệm khác để đánh giá chức năng gan, đo độ tổn thương nếu có tại gan.

chỉ số GGT

Chỉ số men gan gồm những gì? Mức bình thường là bao nhiêu?

2. Ý nghĩa chỉ số GGT

Lượng men GGT trong máu là một trong những căn cứ quan trọng để chấn đoán tổn thương gan hoặc dùng để chẩn đoán loại trừ. Đặc biệt là nó rất nhạy cảm với tình trạng ứ mật ở gan. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng giúp xác định nguyên nhân tăng ALP có thể xuất phát từ các bệnh lý về gan.

Đọc thêm:  Chi phí trám răng hết bao nhiêu tiền? - Nha Khoa Tâm Đức Smile

3. Khi nào cần xét nghiệm GGT?

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm này trong trường hợp cần thiết. Thông thường các trường hợp này bao gồm:

  • Người nghiện rượu bia
  • Người mắc bệnh gan
  • Có các triệu chứng: Buồn nôn, nôn, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, vàng da, đau hạ sườn phải…
  • Người có nồng độ ALP huyết cao nhưng AST và ALT thì bình thường.

>>Đừng bỏ lỡ: Xét nghiệm chức năng gan là gì?

4. Xét nghiệm GGT ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm GGT giao động trong khoảng từ 50.000 – 100.000 đồng tùy từng cơ sở y tế và thời điểm. Nếu lấy mẫu xét nghiệm GGT tại nhà bạn sẽ phải chịu thêm chi phí đi lại. Để đảm bảo tính chính xác của kết quả, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín, đã được cấp phép.

5. Quy trình xét nghiệm GGT

Để kiểm tra mức GGT thông thường cần lấy máu xét nghiệm. Quá trình này khá đơn giản nhưng có một số lưu ý trước khi lấy mẫu mà người bệnh cần tuân thủ.

5.1. Chuẩn bị xét nghiệm GGT

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh một số vấn đề để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất có thể. Chúng bao gồm:

  • Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
  • Không được dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích trong vòng 24 giờ trước khi lấy mẫu.
  • Ngưng dùng một số loại thuốc trước khi lấy mẫu xét nghiệm trong vòng 24 giờ. Cụ thể là: Phenytoin, Phenobarbital.

5.2. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm

Thời điểm thích hợp nhất để lấy mẫu xét nghiệm GGT là vào buổi sáng. Nhân viên y tế sẽ sát trùng vị trí lấy máu. Sau đó lấy máu qua một ống tiêm vào lọ để đem đi phân tích. Quy trình này thường rất nhanh và không gây rủi ro. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy châm chích khi kim đâm vào, chảy máu hoặc bị bầm tím chỗ lấy máu.

Đọc thêm:  Cách định dạng văn bản trong Word để có một file đúng chuẩn

5.3. Trả kết quả xét nghiệm

Thường kết quả xét nghiệm GGT sẽ có sau 1 ngày. Bác sĩ sẽ là người đọc kết quả và đánh giá chỉ số xét nghiệm GGT thu được.

6. Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm?

Nhiều người không khỏi băn khoăn chỉ số GGT bao nhiêu là bình thường? Ở phạm vi cho phép mức GGT trong máu nên nằm trong ngưỡng từ 11 – 50UI/L ở nữ và từ 7 – 32UI/L ở nam.

Vậy chỉ số GGT bao nhiêu là cao? Chỉ số GGT tăng được xác định là cao hơn ngưỡng cho phép và có 3 mức độ như sau:

  • Mức độ nhẹ: Tăng gấp 1 – 2 lần. Thường là do gan nhiễm mỡ.
  • Mức độ trung bình: Tăng gấp 2 – 5 lần. Có thể xuất phát từ viêm gan virus, xơ gan, tác dụng phụ của thuốc.
  • Mức độ nặng: Tăng cao hơn 5 lần. Có thể cảnh báo tắc mật, xơ gan do rượu.

Nếu GGT lên tới 5.000UI/L thì người bệnh rất có khả năng bị bệnh gan mật cấp tính hoặc ung thư gan.

GGT tăng nói riêng và men gan cao nói chung nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi nó làm tăng nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan, làm giảm tuổi thọ và tăng tỷ lệ tử vong.

7. Nguyên nhân khiến chỉ số GGT cao

Một số nguyên nhân cơ bản có thể khiến chỉ số men gan GGT tăng có thể kể đến là:

  • Lạm dụng rượu bia thời gian dài
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn mặn, ít chất xơ… Từ đó gây gánh nặng cho gan.
  • Làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài.
  • Tác dụng phụ của thuốc gây hại cho gan như: Phenytoin, Phenobarbital.
  • Mắc bệnh lý về gan: Viêm gan virus, tổn thương gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan.
  • Mắc một số bệnh lý khác: Vàng da tắc mật, đái tháo đường, bệnh phổi, sốt rét, ứ sắt, viêm tụy…
Đọc thêm:  1 Man bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Tỷ giá Yên Nhật hôm nay

8. Cách kiểm soát chỉ số GGT

Khi gặp phải tình trạng GGT tăng, nhiều người sẽ không khỏi bận tâm chỉ số GGT cao uống thuốc gì? Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Hiện không có thuốc hạ GGT đặc trị mà các thuốc được sử dụng sẽ điều trị các vấn đề làm khởi phát tăng GGT và các triệu chứng lâm sàng.

Ngoài ra, một số cách giảm chỉ số GGT mà bạn có thể thực hiện ngay thông qua thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện.

  • Tránh căng thẳng kéo dài. Tham gia vào các hoạt động cộng đồng hoặc theo đuổi sở thích cá nhân để thư giãn tinh thần.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bổ sung trái cây, rau xanh. Hạn chế món ăn giàu chất béo, nhiều đường, muối. Uống đủ nước.
  • Chỉ dùng thuốc Tây do bác sĩ chỉ định, không được lạm dụng thuốc.
  • Tái khám đúng hẹn.

Khám sức khỏe định kỳ và thực hiện xét nghiệm GGT là cách giúp bạn sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan tới gan. Nếu chỉ số này bất thường, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

XEM THÊM

  • 13 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh cho người bị tăng men gan
  • Men gan cao uống thuốc gì? Tham khảo 5 nhóm thuốc
  • TPBVSK hỗ trợ bổ gan, tăng cường chức năng gan

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button