Wiki

Cầu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu trong kinh tế vĩ mô

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Cầu là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Cùng với Cung thì Cầu là một trong 2 yếu tố hàng đầu quyết định tới giá cả của thị trường. Vậy Cầu là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cầu thị trường trong kinh tế vĩ mô hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây?

Cầu là gì

Cầu là gì

Khái niệm cầu là gì?

Cầu (tiếng anh: Demand) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Các khái niệm khác về cầu trong kinh tế vĩ mô:

  • Quy luật cầu: khi giá hàng hóa tăng lên thì lượng cầu của mặt hàng đó giảm xuống (giá tăng thì cầu giảm). Cầu bao gồm:
  • Cầu cá nhân (hay lượng cầu): là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn mua ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
  • Cầu thị trường: Cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.
  • Tổng cầu: Cầu của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.

Khái niệm cầu là gì

Khái niệm cầu là gì

Cung (tiếng anh: Supply) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Để hiểu rõ về cung bạn có thể xem qua bài viết: Cung là gì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu

1. Thu nhập của người tiêu dùng

Thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến cầu trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thu nhập của ngừ dân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm của người tiêu dùng. Khi thu nhập người tiêu dùng tăng lên thì nhu cầu mua sắm hàng hóa cũng sẽ gia tăng theo và ngược lại.

Đọc thêm:  Tính chất là gì? 5 tính chất cần biết trong hóa học - Luật Hoàng Phi

Ví dụ: Khi tiền lương hàng tháng của bạn tăng lên thì bạn sẽ mua nhiều đồ dùng cá nhân hơn, tích trữ tiền bạc để du lịch hoặc tham gia nhiều hơn vào các nhu cầu giải trí. Còn trong tình hình dịch bệnh phức tạp, thu nhập giảm đi thì nhu cầu mua đồ tiêu dùng cá nhân, du lịch hay các hoạt động giải trí cùng sẽ giảm đi.

Các yếu tố tác động đến cầu

Các yếu tố tác động đến cầu

2. Giá cả hàng hóa và dịch vụ

Cầu hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của chính hàng hóa đó mà còn bị ảnh hưởng bởi giá cả của các hàng hóa liên quan.

Ví dụ: Khi giá thịt gà giảm xuống thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua thịt gà nhiều hơn thay thế cho thịt heo vì thịt gà và heo đều là những hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu tương tự nhau trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt.

Giá của một hàng hóa làm kéo theo giảm lượng cầu của hàng hóa khác được gọi là hàng hóa thay thế. Các cặp hàng hóa thay thế thường đáp ứng chung một nhu cầu.

Ví dụ: Thịt gà và thịt heo; cà rốt và củ cải; cải xanh và rau muống…

Còn trong trường hợp khi giá của một hàng hóa làm tăng lượng cầu về hàng hóa khác thì được gọi là hàng hóa bổ sung. Hàng hóa bổ sung thường được sử dụng cùng với nhau để phát huy giá trị.

Đọc thêm:  Lịch âm 15/8, âm lịch hôm nay Thứ Hai ngày 15/8/2022 tốt hay xấu

Ví dụ: Xe máy và xăng; máy tính và phần mềm; điện thoại và game mobile.

Giá cả tác động đến cầu

Giá cả tác động đến cầu

3. Tâm lý, tập quan và thị hiếu của người tiêu dùng

Khi người tiêu dùng thích một loại hàng hóa nào đó thì sẽ ưu tiên mua nó nhiều hơn các loại hàng hóa khác để thay thế cho dù cùng một chức năng là như nhau.

Ví dụ: Việt Nam là quốc ra rất thích thịt lợn và trong năm 2020 sản lượng thịt lợn là 3,46 triệu tấn, thịt gia cầm chỉ có 1,42 triệu tấn mặc dù 2 loại thịt này đa phần có chức năng như nhau trong bữa ăn của người Việt.

Tuy nhiên nghiên cứu tâm lý, thói quen của người tiêu dùng là hết sức phức tạp. Đặc biệt trong những năm gần đây thì các dịch vụ mới ra đời, vòng đời ngắn hơn (Mạng xã hội, Game thực tế ảo, Phim ảnh 3D…) càng khiến các nhà kinh tế ngày càng khó khăn.

4. Kì vọng thị trường

Kì vọng của người tiêu dùng trong tương lai có thể tác động đến nhu cầu của bạn ở hiện tại.

Ví dụ: Bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn trong tương lai thì bạn bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, tiền bạc mua cho mình những khóa học online, ngoại ngữ vì bạn tin đó là những kỹ năng giúp bạn cải thiện thu nhập trong thời gian sắp tới.

Hoặc người tiêu dùng dự kiến giá của loại hàng hóa đó sẽ giảm trong tương lai thì họ sẽ không mua ở hiện tại.

Ví dụ: Những đợt khuyến mãi của sàn thương mại điện tử Shoppe, Tiki, Lazada…giảm giá, miễn phí ship rất nhiều người chờ đợi những ngày như vậy để mua hàng với giá rẻ hơn.

Đọc thêm:  Check Out là gì và cấu trúc cụm từ Check Out trong câu Tiếng Anh

Kì vọng thị trường tác động đến cầu

Kì vọng thị trường tác động đến cầu

5. Dân số

Dân số chính là nguồn lực tạo ra thị trường chính vì vậy đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lượng cầu về hàng hóa. Khi dân số gia tăng thì lượng hàng hóa cũng phải tăng theo để đáp ứng nhu cầu của con người.

Nhưng do khả năng sản xuất và thu nhập của các thành phần trong xã hội không như nhau nên quy mô dân số tăng lên thì cơ cấu nhu cầu cũng sẽ thay đổi.

Ví dụ: Tỉ lệ người nghèo giảm đi thì nhu cầu về lượng thực thực phẩm giảm, tăng các hàng hóa có giá trị cao hơn, đáp ưng nhu cầu giải trí nhiều hơn.

6. Chính sách của chính phủ

Chính sách của chính phủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người tiêu dùng và giá cả hàng hóa, dịch vụ. Do đó, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.

Ví dụ: Các mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng thì Nhà nước đặt mức thuế cao, làm cho giá bán cao, dẫn đến nhu cầu giảm và ngược lại.

Tóm lại cầu là gì?

Cầu là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Có 6 yếu tố lớn nhất tác động đến cung thị trường đó là: thu nhập của người tiêu dùng, giá cả, thói quen chi tiêu, kì vọng thị trường, dân số và chính sách của chính phủ.

Cầu là một phần của quy luật cung cầu, để hiểu rõ hơn về quy luật này bạn có thể xem lại bài viết: Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu và giá cả thị trường, tiền tệ.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button