Wiki

Bill of lading (B/L) là gì? Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Bill of lading là gì để chia sẻ cho bạn đọc

B/L là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về khái niệm này, quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết: “B/L là gì? Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu” dưới đây của ACC để biết thêm thông tin chi tiết.

B/L là gì?

1. B/L là gì?

B/L là từ viết tắt của Bill of lading hay còn gọi là vận đơn đường biển được hiểu là chứng từ vận chuyển do người vận chuyển đường biển lập ra hoặc do đại diện của họ lập, kí và giao cho người giao hàng hoặc chủ hàng để vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng giữa người mua và người bán.

BL có 3 chức năng chính, đó là:

  • B/L là bằng chứng biên lai nhận hàng giữa hãng vận tải với chủ hàng nhằm mục đích xác nhận đã nhận được hàng
  • Là một bằng chứng xác nhận chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa đối với những hàng hóa được đề cập tới trên loại vận đơn đường biển. Ai có vận đơn gốc (original bill of lading) thì quyền sở hữu các hàng hóa được đề cập trên phân loại vận đơn gốc thuộc về người đó và loại vận đơn gốc này có thể mua bán
  • BL được xem như một bằng chứng của hợp đồng chuyên chở vận tải, có giá trị pháp lý. Khi giữa người phát hành với người cầm giữ vận đơn xảy ra tranh chấp sẽ dựa vào BL để giải quyết.

2. Phân loại các loại B/L hiện hành

– Nếu dựa theo phê chú hàng hóa có thể chia thành 2 loại B/L, đó là:

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Hàng hóa ghi trên vận đơn gốc đang ở tình trạng tốt khi vận tải
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclear B/L hay dirty B/L): Trước khi người vận chuyển hàng hóa đã có vấn đề như xuất hiện mùi ôi, ẩm ướt,…
Đọc thêm:  1 số điện bằng bao nhiêu kWh? - Sumosolar

– Dựa theo hành trình chuyên chở và vận tải có các loại B/L sau:

  • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Nếu hàng hóa trong suốt quãng đường từ cảnh đi đến cách đích không cần chuyển tải thì được cấp sử dụng vận đơn gốc này
  • Vận đơn chở suốt (Through B/L): Hàng hóa vận chuyển phải đi qua tàu trung gian.
  • Vận đơn đa phương thức (Intermodal B/L hay Combined B/L): Hàng hoá được chuyển bằng nhiều phương thức vận tải hay nhiều tàu khác nhau.

– Căn cứ vào tình trạng bốc dở hàng hóa sẽ được phân làm 2 loại:

  • Vận đơn đã bốc hàng lên tàu : Thể hiện hàng hóa đã được bốc qua lan can tàu và nằm trong khoang tàu. Vận đơn sẽ được ghi chú shipped on board, on board.
  • Vận đơn nhận hàng để chở : Thể hiện người vận chuyển đã nhận hàng và cam kết đưa hàng đến cảng đích.

Căn cứ tính sở hữu của vận đơn sẽ được phân làm 2 loại:

  • Vận đơn đích danh ( Straight B/L) : Thể hiện tên, địa chỉ người nhận hàng và người chuyên chở chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn đó.
  • Vận đơn theo lệnh (To order B/L ) : Là vận đơn được ký hậu ở mặt sau của tờ vận đơn
    • To order of named person : Với vận đơn này, hàng sẽ được giao theo lệnh của người, công ty hay tổ chức nào đó được ghi trong cột “Consignee” hoặc “To order of” của vận đơn bằng cách người đó sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn và ghi tên người nhận hàng vào đó.
    • To order of a issuing bank : Giống với “ To order of named person” nhưng ngân hàng sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn.
    • To order of shipper : Với vận đơn này, hàng sẽ được giao cho người được chỉ định của người kí hậu chính là chủ hàng hay người gửi hàng.
  • Vận đơn vô danh ( To bearer B/L): Là vận đơn không ghi tên người nhận hàng, bất cứ ai cầm vận đơn này đều là chủ hàng.
Đọc thêm:  Cà rốt có bao nhiêu calo? Ăn cà rốt có tốt không? - Bách hóa XANH

– Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn sẽ được chia làm 2 loại:

  • Vận đơn gốc (Original B/L) : Là vận đơn được ký bằng tay, có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
  • Vận đơn bản sao (Copy B/L) : Là bản sao của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu “copy” và không giao dịch được.

blii of ladingBill of lading

3. Nội dung cơ bản của B/L

Tuỳ theo từng đặc điểm phân loại mà có những loại B/L khác nhau. Nhưng về cơ bản, một B/L có những nội dung chính sau đây:

  • SHIPPER/CONSIGNOR/SENDER: Người gửi hàng (thường là bên bán)
  • SHIPPING COMPANY: Công ty vận tải biển
  • CONSIGNEE: Người có quyền nhận hàng hóa
  • B/L NO: Số vận đơn
  • FILE NO: Số lô hàng
  • TRACKING NO: Số vận chuyển
  • BOOKING NO: Số chỗ lô hàng trên tàu
  • EXPORT REFERENCE: Giấy phép xuất khẩu
  • FORWARDING AGENT: Đại lý chuyển tiếp
  • NOTIFY PARTY: Bên nhận thông báo
  • FOR DELIVERY APPLY TO: Nơi lấy D/O đầu nhập
  • VESSEL AND VOYAGE NO: Tên và số hiệu con tàu
  • PORT OF LADING: Cảng bốc xếp hàng
  • PORT OF DISCHARGE: Cảng dỡ hàng
  • PLACE OF DELIVERY: Địa điểm giao hàng
  • TYPE OF MOVE: Phương thức vận chuyển
  • NUMBER OF PACKAGES: Số lượng kiện hàng
  • DESCRIPTION OF PACKAGES AND GOODS: Mô tả bao bì và hàng hóa
  • GROSS WEIGHT: Trọng lượng có tính bì
  • NET WEIGHT: Khối lượng tịnh
  • VOLUME: Sản lượng

4. Một số câu ỏi pháp lí liên quan

Chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa (Document of Title to the goods) là gì?

Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này. Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay. “Chứng từ sở hữu” là cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn (đối với loại vận đơn có thể chuyển nhượng

Thông tin hàng hóa trên B/L là gì?

Container No/ Seal No, Marks and numbers, Kind of package, Description of Packages and Goods, Shipper’s load, count and seal, Container said to contain, Gross weight, Measurement

Total number of containers or other packages or units received by the carrier (by words) là gì?

Là tổng số container, số kiện hàng, số hàng thực tế mà người vận tải nhận lên tàu (viết bằng chữ).

Đọc thêm:  Lô xiên 2 10k an bao nhiêu

Tại sao lại chỉ ghi ngày phát hành vận đơn?

Trong vận chuyển hàng bằng container, theo cách hiểu thông thường, người XK sẽ giao hàng ở bãi CY hay CFS của hãng tàu. Hãng tàu sẽ nhận hàng để chở ở bãi CY đấy và hãng tàu chỉ cấp loại vận đơn nhận để xếp lên tàu (Received for Shipment B/L) hay nhận để chở (Received for Carriage or Taken in Charge). Trên B/L lúc này chỉ có ngày phát hành vận đơn mà không có ngày Laden on board hay Shipped on Board.

Trên đây là một vài thông tin về hoạt động Bill of lading (B/L) trong vận tải đường biển tại Việt Nam. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button