Wiki

Biểu thức là gì, cách tính giá trị biểu thức lớp 3,4 – Tiphoconline.com

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Biểu thức là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Biểu thức là một trong những kiến thức căn bản và quan trọng trong chương trình học của các em lớp 3. Cần nắm rõ định nghĩa và cách tính để có thể giải các bài tập dễ dàng.

Biểu thức là gì, cách tính giá trị biểu thức như thế nào sẽ được chúng tôi nhắc lại trong bài viết dưới đây. Các bạn cùng tham khảo nhé!

Biểu thức là gì?

Định nghĩa về biểu thức là gì được phát biểu như sau:

gia-tri-bieu-thuc-la-gi

Biểu thức là trong đó các số được nối với nhau bởi các dấu phép tính (cộng, trừ, nhân hoặc chia). Những biểu thức đó còn được gọi là biểu thức số

Trong đó:

  • Các phép tính trong đó bao gồm như: Cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.
  • Các số trong một phép tính có thể là: Số hạng, số trừ, số bị trừ, số chia, số bị chia, thừa số.

Ví dụ:

2 + 4 – 3 hay 3 x 5 – 2 được gọi là biểu thức. Trong đó thể hiện rõ các số được nối với nhau bằng các phép tính.

Giá trị của biểu thức là gì?

Giá trị biểu thức là gì? Giá trị của biểu thức chính là kết quả cuối cùng của một biểu thức.

Đọc thêm:  Business Consultant Là Gì? Công Việc, Vai Trò, Và Kỹ Năng Cần Có

Ví dụ 1: Ta có biểu thức 7 x 2 +8 và kết quả sau khi tính toán ta được 7 x 2 +8 = 22

Như vậy: 22 chính là giá trị của biểu thức 7 x 2 +8

Xem thêm:

  • Đơn thức là gì, cách xác định bậc và cách thu gọn đơn thức
  • Thừa số là gì, Lời giải: muốn tìm thừa số ta làm thế nào

Cách tính giá trị biểu thức?

Cách tính giá trị biểu thức được thực hiện theo các quy tắc như sau:

quy-tac-tinh-gia-tri-bieu-thuc-lop-3

  1. Ưu tiên thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.

Ví dụ:

Tính giá trị biểu thức lớp 3 sau: 7 x (3+5)

Đáp án:

7 x (3+5) = 7 x 8 = 56

b. Khi thực hiện phép tính thì phép nhân chia được tính trước rồi mới đến cộng trừ.

Ví dụ:

Tính giá trị của biểu thức lớp 3 sau: 9 x 2 + 5

Đáp án: 9 x 2 + 5 = 18 + 5 = 23

c. Nếu chỉ có phép nhân chia thì thực hiện tính từ trái sang phải

Ví dụ:

Tính giá trị biểu thức lớp 3 sau: 15 x 6 : 2

Đáp án:

15 x 6 : 2 = 90 : 2 = 45

d. Nếu chỉ có phép tính cộng trừ thì thực hiện tính từ trái sang phải.

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức lớp 3 như sau: 45 + 10 – 13

Đáp án: 45 + 10 – 13 = 55 – 13 = 42

Phía trên chúng tôi đã nêu rõ 4 quy tắc tính giá trị biểu thức lớp 3. Chỉ cần nắm rõ các quy tắc thì sẽ làm bài đúng và chính xác. Cách tính khá đơn giản nhưng ai cũng có thể sai nếu không nắm vững kiến thức. Vậy nên các bạn, các em cần ghi nhớ để có thể giải bài tập về tính giá trị biểu thức nhé!

Đọc thêm:  Tụt mood là gì? Khôi phục trạng thái vui vẻ khi bị tụt mood?

Lưu ý: Nếu trong một biểu thức đại số có chứa các ngoặc (), <>, {}. Thì thứ tự lần lượt để tính là bắt đầu từ ngoặc tròn () rồi đến ngoặc vuông <> và cuối cùng mới đến ngoặc nhọn {}.

Các dạng bài tập về tính giá trị biểu thức

Để củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức thì hãy thực hiện giải bài tập tính giá trị biểu thức lớp 3 như các dạng sau.

  1. 30 + 7 x 3
  2. 9 + 2 x (7 – 5) +12
  3. 49 : 7 x 2
  4. 75 – 25 + 4

Đáp án: a. 51, b. 25, c. 14, d. 54

Chúc các bạn thành công và ghi nhớ khái niệm về biểu thức đại số nhé!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button