Wiki

1 sào bằng bao nhiêu mét vuông (m2)? Miền Nam, Miền Trung

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của 1 sào bao nhiêu mét vuông để chia sẻ cho bạn đọc

1 sào bằng bao nhiêu mét vuông (m2)? Miền Nam, Miền Trung, Miền Bắc?. Từ xa xưa, mỗi quốc gia sẽ có cách đo lường khác nhau để có thể định lượng được. Những sự vật cần đo đạc như đất đai, vải vóc…. Đất nước Việt Nam ta cũng vậy, cũng có thước đo riêng dành riêng cho dân tộc Việt Nam ta. Mặc dù qua thời gian, đơn vị đo lường đã có sự thay đổi về quy cách cũng như đơn vị đo về chung một đơn vị tiêu chuẩn. Thế nhưng người Việt ta vẫn quen sử dụng đơn vị cũ để đo đất đai như mẫu, sào, ha…. Vậy 1 sào bằng bao nhiêu m2 hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1 sao bang bao nhieu m2
1 sao bang bao nhieu m2

1 sào bằng bao nhiêu m2 tìm hiểu về đơn vị đo lường đất đai truyền thống

Cách tính này chỉ áp dụng cho 2 vùng Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bởi thời điểm bấy giờ Nam Kỳ đang bị thực dân Pháp khống chế và áp dụng hệ thước đo mét của người Pháp. Cũng là hệ thước đo tiêu chuẩn được áp dụng cho tới bây giờ. Thế nên mới có sự khác biệt của 1 sào Nam Bộ lại là 1000m2.

Thế nhưng cho đến năm 1898 cây thước Điền Xích lại chỉ còn được áp dụng ở khu vực Trung Kỳ. Bởi vào năm 1898 toàn quyền Pháp Paul Doumer đã đưa ra một quy định. Bắt buộc toàn bộ khu vực Bắc Kỳ phải sử dụng hệ thước đo 0,4m. Đây chính là một đoạn của thực dân Pháp nhằm tăng khống diện tích ruộng đất thực tế để áp thuế lên người nông dân. Chính vì thế mà từ thời điểm này cho đến nay diện tích 1 mẫu ở Bắc Kỳ bị thu hẹp lại còn 3.600m2 tương đương 1 sào Bắc Kỳ bằng 360m2.

Trải qua bao thăng trầm và thay đổi của lịch sử. Giá trị truyền thống của đơn vị sào trong cách đo ruộng đất ở mỗi vùng miền của nước ta. Vẫn có sự khác nhau 1 sào bằng bao nhiêu m2 còn phụ thuộc vào từng vùng miền khác nhau. Cho đến bây giờ người dân từng vùng vẫn quen với giá trị truyền thống của từng vùng. Như vậy:

  • 1 sào Bắc Bộ = 360m2
  • 1 sào Trung Bộ = 497m2
  • 1 sào Nam Bộ = 1000m2

Lịch sử về thước đo cũng như đơn vị đo lường truyền thống của nước ta

Trước đây, đơn vị đo lường quốc tế mét chưa được áp dụng và sử dụng rộng rãi ở nước ta thì dân tộc Việt Nam ta. Vẫn có thước đo riêng và đơn vị đo lường của riêng mình. Trước khi tìm hiểu về 1 sào bằng bao nhiêu m2. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử thước đo truyền thống của nước ta để có thể hiểu rõ hơn về đơn vị sào này.

Đọc thêm:  Ca Sĩ Min Là Ai? Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Ca Sĩ Min Mới Nhất

Trong lịch sử của chúng ta ghi nhận thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 – 1945. Chính là thời kỳ quá độ chuyển giao từ thời kỳ trung đại sang cận đại và hiện đại. Chính thời kỳ này là thời điểm mà dân tộc chúng ta có sự thay đổi về nền văn minh rõ rệt nhất. Trong đó có sự thay đổi về thước đo cũng như đơn vị đo lường từ truyền thống sang hệ thống đơn vị đo lường tiêu chuẩn thế giới.

Quay trở về thời kỳ nhà Nguyễn đổ về trước người Việt ta ngày xưa sử dụng 3 loại thước là chính. Trong đó thước đo vải được gọi là Phùng Xích hay Quan Phùng Xích dựa theo tên Hán Việt. Còn thước đo để sử dụng đo đạc đất đai thì được gọi là Điền Xích hay Độ Điền Xích. Cuối cùng là thước mộc gọi là Mộc Xích hay Quan Mộc Xích.

Như vậy, thời kỳ trước của nước ta thước đo và đơn vị đo lường hoàn toàn không giống nhau. Mỗi một sự vật, sự việc chúng ta sẽ sử dụng thước đo riêng biệt để sử dụng. Giá trị của từng hệ thước cũng sẽ khác nhau khi quy đổi về đơn vị đo lường tiêu chuẩn.

diện tích 1 sào đất nông nghiệp
diện tích 1 sào đất nông nghiệp

Hệ thước vải hay còn gọi là thước may

Hiện nay, chưa tìm được tài liệu sử sách nào ghi nhận về sự hình thành và phát triển của hệ thước vải. Tuy nhiên chắc chắn một điều rằng hệ thước vải có độ dài và giá trị hoàn toàn khác với hệ thước còn lại. Một số ý kiến của các nghệ nhân truyền thống trong nghề dệt. Thì cho rằng, giới hạn của hệ thước đo bị phụ thuộc vào khuôn khổ của khung cửi truyền thống trước đây. Thế nên mặc dù hệ thước mộc và hệ thước ruộng. Có thay đổi nhiều theo thời gian nhưng hệ thước may vẫn không có gì thay đổi đáng kể.

Theo như thông số của cây thước may cuối cùng. Hiện đang được lưu giữ ở bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế thì 1 cây thước đo vải đo được có chiều dài mét. Trên 3 mặt của cây thước được khắc giá trị là Kinh xích, Chu Nguyên và Phùng xích. Trong đó Phùng Xích là giá trị được sử dụng để may đo và giá trị đo được của 1 thước này là xấp xỉ 0,6m.

Thế nhưng có một số thợ may truyền thống còn sót lại từ thời kỳ trước. Kể lại thì giá trị của thước may có thể dao động từ 0,6 cho đến 0,65m. Và những cây thước cổ dưới thời Nguyễn thường có giá trị cao hơn những chiếc thước được ra đời về sau này.

Đọc thêm:  Get On là gì và cấu trúc cụm từ Get On trong câu Tiếng Anh

Hệ thước đo ruộng đất

Theo sử sách ghi lại vào năm Gia Long thứ 5 nhà vua thời bấy giờ. Đã cho chế tác ra cây thước Trung Bình đầu tiên để sử dụng đo đạc thống nhất đơn vị đo ruộng đất trên toàn quốc. Bởi lý do trước đây sử dụng hệ thước đo ruộng đất cổ quá phức tạp và có sự sai số nhiều.

Cây thước Trung Bình này đã được sử dụng làm thước đo tiêu chuẩn để đo đất. Mãi cho đến năm 1801, cây thước Điền xích có từ thời nhà Lê. Được một người dân ở Cổ Linh, Gia Lâm trình lên. Lúc này vua Nguyễn mới xác minh lại và cho áp dụng lưu hành. Thước Điền Xích làm thước đo tiêu chuẩn để đo đạc đất đai.

Như vậy kể từ năm 1810 trở đi cây thước tiêu chuẩn. Được sử dụng để đo lại ruộng đất vào thời kỳ nhà Nguyễn chính là Điền Xích. 1 thước Điền Xích có giá trị là 47cm, theo đó 1 mẫu ruộng của ta. Được tính bằng cách xác định diện tích 1 hình vuông với mỗi cạnh là 150 thước. Như vậy giá trị cho ra là 1 mẫu bằng 4.970m2 mà 1 mẫu được quy ước là 10 sào. Tính ra 1 sào bằng 497m2.

Hệ thước mộc

Hệ thước mộc hay còn gọi là thước ta là do năm 1898. Theo quyết định toàn quyền Paul Doumer hệ thước mộc đã được hợp nhất với hệ thước điền. Và giá trị của cây thước này vào thời đó là 40cm. Trong hệ thước mộc được chia thành 3 loại thước là thước đo độ dài, thước kỹ thuật và thước tín ngưỡng.

don vi dien tich dat nong nghiep
don vi dien tich dat nong nghiep

Hệ thước đo độ dài

Hệ thước đo độ dài thời kỳ nhà Nguyễn được gọi là thước Kinh. Có độ dài dao động trong khoảng từ 42,4cm đến 42,5cm và cũng là cơ sở để tính toán 1 sào bằng bao nhiêu m2. Thế nhưng khi thước Kinh được hợp nhất với thước Điền. Theo quy định của thực dân Pháp thì độ dài của thước chỉ còn lại 40cm. Hệ thước này được sử dụng để đo chiều dài của đường đi hay cột, kèo, gian, chái….. hay như khoảng cách giữa các khu vực cũng được đo bằng hệ thước này.

Hệ thước kỹ thuật

Hệ thước kỹ thuật sẽ bao gồm các loại thước được sử dụng trong nghề mộc. Là chủ yếu như thước đinh, thước sàm, thước vuông, thước Nách….Những cây thước này tuy có khác nhau về hình dáng thế nhưng giá trị. Thì lại giống nhau đều sử dụng giá trị chung của cây thước Kinh.

Hệ thước tín ngưỡng

Đây là một hệ thước phức tạp nhất trong hệ thống đo lường của nước ta. Hệ thước này được lưu truyền và sử dụng từ thời xa xưa cho đến tận bây giờ. Nhất là những vấn đề liên quan đến phong thuỷ trong công tác xây sửa nhà cửa, lắp đặt cửa, giường tủ, bàn học, ban thờ……

Đọc thêm:  Ức gà bao nhiêu calo? 10 cách ăn ức gà giảm cân hiệu quả nhất

Hệ thước tín ngưỡng hay còn được gọi là thước Lỗ Ban, thước Chu Nguyên. Nguồn gốc của cây thước này là từ Trung Hoa cổ đại. Được phát minh ra bởi người thợ mộc tên là Lỗ Ban nên người ta đã lấy tên của người thợ này đặt tên cho cây thước.

Ngày nay chiếc thước Lỗ Ban chân truyền từ thời cổ xưa. Còn sót lại hiện được đang lưu giữ tại bảo tàng cố cung Bắc Kinh. Và chiếc thước này cũng chính là khuôn mẫu để phát triển ra những chiếc thước Lỗ Ban đời sau này.

Thước Lỗ Ban cổ sẽ có kích thước dài 46cm, rộng 5,5cm, dày 1,36cm. Hai mặt của thước Lỗ Ban được chia thành 8 trực. Một mặt khắc 8 chữ Tài Đại Tinh, Bệnh Thổ Tinh, Ly Thổ Tinh. Nghĩa Thuỷ Tinh, Quan Kim Tinh, Chấp Hoả Tinh, Hại Hoả Tinh, Cát Kim Tinh. 8 chữ này được khắc lần lượt ở giữa các trực, 2 bên tương ứng sẽ khắc các câu dự báo điềm cát hung tương ứng với 8 chữ này.

Mặt còn lại của thước Lỗ Ban cũng được chia thành 8 trực và khắc. Các chữ như Quý Nhân Tinh, Thiên Hội Tinh, Tể Tướng tinh…..Ở mặt này mỗi trực lớn được chia thành 5 trực nhỏ. Phân cách bởi các chữ Quý Nhân, Phát Tài, Tà Yêu, Hội Hại…..

1 sào đất Bắc Trung Nam Bộ
1 sào đất Bắc Trung Nam Bộ

Tìm hiểu thêm kích thước lỗ ban

Ngày nay, thước Lỗ Ban được lưu truyền rất phổ biến cả ở Trung Quốc. Đài Loan, Hồng Kông và cả Việt Nam. Ngay trong nước ta thước Lỗ Ban cũng có rất nhiều biến thể phong phú để thuận tiện phục vụ trong công việc. Tuy nhiên giá trị của thước vẫn được giữ nguyên và không có gì thay đổi. Nhất là đối với lĩnh vực sản xuất đồ gỗ và lĩnh vực bất động sản.

Đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản thì các thông số liên quan đến nhà đất. Công trình kiến trúc xây dựng rất quan trọng. Những thông số này phải tương ứng với những thông số may mắn. Có ghi trên thước Lỗ Ban thì mới có thể đem lại tài lộc cho gia chủ. Nhiều khi vô tình một thông số nào đó vô tình rơi đúng bào trực hung hại. Không may mắn sẽ đem lại nhiều điều không may mắn cho gia chủ. Mà đối với mỗi người thì việc xây dựng nhà cửa là chuyện lớn cả đời. Không thể lơ là sơ suất trong việc lựa chọn và thiết kế xây dựng bất kỳ chi tiết nhỏ nhặt nào trong nhà mà chúng ta có thể coi thường được.

Như vậy với những thông tin trong bài viết trên hy vọng các bạn. Có thể nắm rõ được thông tin về giá trị 1 sào bằng bao nhiêu m2. Từ đó có thể có cái nhìn khách quan hơn trong việc đo đạc và mua bán đất đai nhà cửa.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button